Viêm đường tiết niệu ở nữ là do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan của đường tiết niệu khá thường gặp, nguyên nhân thường gặp do vi sinh vật xâm nhập gây hại hoặc do sỏi trong hệ tiết niệu gây ra. So với nam giới, viêm đường tiết niệu ở nữ thường nặng hơn, kéo dài dai dẳng và khó điều trị hơn do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp, gần hậu môn và dễ bị viêm nhiễm hơn.

Viêm đường tiết niệu ở nữ là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu. Vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ tiết niệu, ví dụ như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm trùng bàng quang là dạng phổ biến nhất, từ khu vực này vi khuẩn có thể lây lan lên thận hoặc tấn công xuống niệu quản dễ dàng.

Theo các nghiên cứu khoa học, khả năng nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cao gấp 30 lần so với nam giới. Ngoài ra, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 4 trên 10 phụ nữ, mỗi người có thể mắc ít nhất một lần trong suốt vòng đời của họ. 

Nguyên nhân khiến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là vì niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) của họ ngắn hơn so với đàn ông. Không những vậy, lỗ niệu đạo của phụ nữ cũng rất gần với âm đạo và hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu dễ dàng hơn.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau, không ít chị em phụ nữ mắc bệnh nhưng không hề có dấu hiệu phát hiện. Chỉ khi viêm đường tiết niệu nặng, các triệu chứng sau sẽ ồ ạt xuất hiện:

  • Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu.

  • Thường xuyên buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều, tuy nhiên mỗi lần chỉ tiểu lượng rất ít.

  • Nước tiểu có nhiều bọt bất thường.

  • Nước tiểu có màu làm thay đổi màu nước tiểu thành màu đỏ, hồng hoặc màu cola. Ở người bệnh viêm đường tiết niệu với lượng máu nhỏ sẽ không làm thay đổi màu nước tiểu, chỉ có thể xét nghiệm tìm thấy tế bào máu.

  • Đau vùng chậu thường xuyên, nhất là khu vực xương chậu quanh xương mu

  • Nước tiểu nặng mùi khiến chị em cũng không tự tin về sức khỏe vùng kín của bản thân

  • Trường hợp nặng: sốt, rét run, đau bụng dưới hoặc hai hố thận.

Còn tùy vào cơ quan đường tiết niệu nhiễm trùng cụ thể mà triệu chứng bệnh nổi bật sẽ khác nhau. Nếu viêm niệu đạo, triệu chứng đau, nóng rát khi đi tiểu là điển hình nhất. Khi bàng quang bị nhiễm trùng, cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, nhất là khi đi tiểu gây đau buốt sẽ thường gặp hơn đi tiểu ra máu. Viêm đường tiết niệu ở thận ở hiếm gặp nhưng cũng nguy hiểm nhất, gây sốt cao, nôn mửa, thậm chí còn dẫn đến nhiễm trùng máu.

Vì là bệnh lý thường gặp nên không ít chị em phụ nữ chủ quan trong điều trị và phòng ngừa, song điều này có thể khiến chị em gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Không nên chủ quan mà cần đi khám, điều trị khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Đi tiểu nóng, rát là triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu ở nữ giới

.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ 

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,… Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,…

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,… cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ 

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị. Dưới đây là những biện pháp chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng thuốc tây 

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới cần sử dụng đúng kháng sinh và đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt. Với bệnh nhân mới chỉ xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu khu trú, thường là viêm niệu đạo thì thường chỉ định kháng sinh đường uống từ 5 – 7 ngày.
Nếu triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng như lạnh run, nhiễm trùng huyết, xuất hiện ổ viêm thì cần nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Nếu dùng kháng sinh nhưng không hiệu quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra có dị dạng đường tiểu hay không để đặt ống tiểu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do dùng kháng sinh không phù hợp, lúc này bác sĩ cần nuôi cấy vi khuẩn để lựa chọn đúng kháng sinh điều trị.

Bên cạnh thuốc kháng sinh thì viêm đường tiết niệu ở nữ giới cũng được điều trị bằng thuốc uống có tính sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên do nghiên cứu về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc chưa nhiều nên chưa có nhiều nơi áp dụng điều trị.

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị chính viêm đường tiết niệu

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu viêm đường tiết niệu không thể khống chế bằng thuốc hoặc có xuất hiện biến chứng nặng tại thận. Ngoài ra, nếu viêm đường tiết niệu ở nữ là do dị dạng hệ niệu thì cũng cần phẫu thuật chỉnh sửa, tránh bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay các chuyên gia khuyên chị em bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng các sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ thiên nhiên đem lại hiệu quả cao, an toàn và lâu dài cho người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của  9 thảo dược quý: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa, khúng khéng, thông thảo, chỉ thiên, hạt hẹ, thỏ ty tử, curcumin giúp giải quyết các triệu chứng của viêm đường tiết niệu một cách triệt để, nhanh chóng. Hải kim sa trong Thanh Thận Pharmatree là một dược liệu nổi tiếng được sử dụng trong Đông y trong điều trị các bệnh lý về viêm đường tiết niệu. Dược liệu có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và tiểu trường. Theo y học cổ truyền, hải kim sa có tác dụng : Tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp; chủ trị: 

Tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt

-Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu

-Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang

-Điều trị viêm thận, phù thũng

Ngoài ra, các dược liệu khác như kim ngân hoa, chỉ thiên, thông thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp tăng khả năng đào thải và thanh lọc thận.

 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị       các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ hiệu quả
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội