Đau đầu khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị.
Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở. Mặc dù trong khi mang thai có thể thai phụ xuất hiện kiểu đau đầu khác với bình thường, nhưng đa số trường hợp đau đầu khi mang thai không có hại.
Tóm tắt nội dung
Các loại đau đầu thường gặp khi mang thai
Đa số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát (nghĩa là đau đầu không phải dấu hiệu hay triệu chứng của một bệnh lí hay rối loạn khác), hay gặp các loại sau:
- Đau đầu do căng thẳng (tension headache).
- Cơn đau đầu migraine (migraine attack).
- Đau đầu chuỗi (cluster headache).
Khoảng 26% số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng. Hãy tham vấn với bác sĩ nếu bị đau đầu kéo dài hoặc đau đầu migraine trong khi mang thai (hoặc có tiền sử mắc migraine). Một số phụ nữ có tiền sử migraine lại ít xuất hơn cơn migraine hơn trong lúc mang thai. Migraine cũng có mối liên hệ với các biến chứng xảy ra ở cuối thai kì hoặc sau khi sinh nở.Đau đầu thứ phát trong khi mang thai có nguyên nhân từ một bệnh lí khác, chẳng hạn tăng huyết áp.Biểu hiện đau đầu trong khi mang thai rất khác nhau, phụ thuộc từng người, có thể là:
- Đau mơ hồ.
- Đau theo nhịp đập.
- Đau nghiêm trọng ở một nửa đầu hoặc cả hai bên.
- Đau buốt ở một hoặc hai mắt.
Đau đầu migraine có thể còn có:
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Nhìn thấy các tia sáng hoặc chớp sáng.
- Xuất hiện các điểm mù.
Điều trị đau đầu trong khi mang thai
Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về trường hợp đau đầu của bản thân để có được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo các phụ nữ mang thai không nên sử dụng các thuốc aspirin và ibuprofen, bởi những thuốc giảm đau này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là khi thuốc được sử dụng trong ba tháng đầu thai kì. Thông thường acetaminophen tương đối an toàn khi được sử dụng để giảm đau ở các phụ nữ có thai, mặc dù một số nghiên cứu gần đây gợi ý acetaminophen cũng có thể có những tác động nhất định.
Bên cạnh đó, để giảm đau đầu mà không cần dùng thuốc, các phụ nữ mang thai có thể thử sử dụng những phương pháp sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tăng cường nghỉ ngơi.
- Chườm bằng túi đá lạnh.
- Sử dụng miếng dán nhiệt.
- Xoa bóp thư giãn.
- Tập luyện thể dục, giãn cơ.
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo hoặc tinh dầu hoa cúc.
Các nguyên nhân gây ra đau đầu trong khi mang thai
Đau đầu trong khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra, và nếu điều trị đúng nguyên nhân thì sẽ giải quyết được tình trạng đau đầu (thay vì sử dụng thuốc giảm đau thông thường).
Trong 3 tháng đầu thai kì
Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kì, bởi giai đoạn này cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Những thay đổi dưới đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát đau đầu:
- Thay đổi nội tiết tố.
- Tăng thể tích tuần hoàn.
- Thay đổi cân nặng.
Các nguyên nhân thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kì bao gồm:
- Thiếu nước.
- Buồn nôn và nôn.
- Căng thẳng
- Thiếu ngủ
- Ngưng sử dụng caffeine (ví dụ như người trước khi mang thai thường xuyên uống nhiều cà phê).
- Thiếu dinh dưỡng
- Hạ nồng độ đường huyết
- Quá ít vận động thể chất.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Thay đổi thị lực.
Một số loại thức ăn nhất định cũng có thể gây ra đau đầu ở một số người, và nếu xác định được loại thức ăn nào là căn nguyên thì hãy tránh sử dụng nó. Các loại thức ăn có thể gây đau đầu trong thai kỳ bao gồm:
- Sữa.
- Pho mát.
- Men nở.
- Cà chua.
Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì
Đau đầu trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Tăng cân quá nhiều.
- Đau đầu do tư thế.
- Ngủ quá ít.
- Ăn kiêng.
- Căng và co thắt cơ.
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường.
Khi bị đau đầu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì người phụ nữ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Ước tính tại Hoa Kỳ có từ 6% tới 8% phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 20 tới 44 tuổi bị tăng huyết áp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, tăng huyết áp có thể kiểm soát được, nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi, phổ biến nhất là sau tuần thứ 20 của thai kì. Bị tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ xuất hiện:
- Đột quỵ.
- Tiền sản giật
- Sản giật.
- Thiếu oxy cho thai nhi.
- Sinh non
- Nhau thai bong non.
- Đứa trẻ sinh ra nhẹ cân.
Các nguyên nhân khác gây đau đầu trong thai kì
Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm khuẩn và các bệnh lí nghiêm trọng:
- Nhiễm khuẩn xoang.
- Hạ huyết áp
- Huyết khối.
- Đột quỵ.
- Các bệnh lí tim mạch.
- Viêm não, não – màng não.
Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ?
Nhìn chung, các thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi xuất hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào, không riêng gì đau đầu, để chắc chắn rằng mọi chuyện đều ổn. Hãy đi khám ngay lập tức nếu:
- Sốt.
- Buồn nôn và nôn nhiều.
- Nhìn mờ.
- Đau đầu kéo dài; đau thường xuyên.
- Đau nghiêm trọng.
- Ngất xỉu.
- Co giật.
Phòng tránh, giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai
Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai mà không sử dụng thuốc, các thai phụ nên:
- Tránh các nguyên nhân gây khởi phát đau đầu đã biết.
- Hoạt động thể chất hàng ngày một cách phù hợp.
- Cân bằng cuộc sống, quản lí tốt căng thẳng.
- Luyện tập các phương pháp thư giãn.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, uống đủ nước.
- Duy trì giấc ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Lắng nghe cơ thể và đi thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.