Ngược dòng lịch sử về thời Hùng Vương, dân ta đã biết nhai trầu, không chỉ là để mở lời câu chuyện, mà lá trầu không, cùng cau, vôi và vỏ rễ cây chay là bài thuốc hữu hiệu trong việc bảo vệ răng miệng, làm chắc răng, chống hôi miệng. Xuyên suốt quá trình lịch sử phát triển đất nước, ta bắt gặp rất nhiều tên tuổi của các vị danh y đã góp công sức vào nền y học dân gian nước nhà. Phạm Công Bân đã làm Thái y lệnh dưới triều vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, ông đã tự bỏ tiền ra xây dựng nơi chữa bệnh và phát thuốc cho nhân dân. Thiền sư Tuệ Tĩnh được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam, với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam. Thời nhà Trần có Hải Thượng Lãn Ông kế thừa các vị thuốc của Tuệ Tĩnh, và bổ sung thêm 305 vị thuốc mà ông phát hiện ra, đã làm rạng rỡ ngành y học cổ truyền nước ta. Năm 1996, thầy thuốc Võ Văn Chi đã công bố hệ thực vật làm thuốc ở Việt Nam có 3.200 loài (kể cả nấm). Năm 2005, Viện Dược liệu ghi nhận được ở Việt Nam có hơn 3.984 loài làm thuốc; trong đó, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, 10% là được trồng. “Từ điển cây thuốc Việt Nam” xuất bản năm 2012 đã nêu, trong gần 12.000 loài thực vật bậc cao có 4.700 loài thực vật được dùng làm thuốc, đã nói lên tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng cùng với tài nguyên dược liệu nói chung. Những thống kê trên chứng tỏ, nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở Việt Nam ngày càng được phát hiện nhiều hơn, ước tính có thể lên tới 6.000 loài, với 39.381 bài thuốc dân gian gia truyền của 12.531 vị lương y, các ông lang, bà mế từ khắp 54 dân tộc nước nhà.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 60% dân số thế giới dùng thuốc từ thảo dược và khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển dùng thuốc thảo dược và các biện pháp chữa bệnh y học cổ truyền khác để chăm sóc sức khỏe. Ở một số nước châu Á tỷ lệ dùng thuốc từ thảo dược chiếm 72,36% tổng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 – 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc Y học cổ truyền.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều ông lang, bà mế vô danh sau khi qua đời, những bài thuốc nổi tiếng của họ cũng không còn được ai nhắc đến, rồi dần bị lãng quên, mai một theo thời gian. Tai hại hơn, lại có rất nhiều những lang băm, lương y rởm không có kiến thức về y học cổ truyền quảng bá những bài thuốc giả, lan truyền để người dân sử dụng bừa bãi, đã gây nên nhiều bất cập và tác dụng phụ khôn lường, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh.
Dược Phẩm PharmaTree tự hào là một trong những công ty tiên phong trong sứ mệnh kế thừa, gìn giữ, phát triển và nâng tầm giá trị các bài thuốc dân gian nước Việt ta. Chúng tôi đang đi trên con đường đưa những bài thuốc dân gian đã được kiểm nghiệm tính xác thực, được tin dùng trở thành một sản phẩm dưới dạng điều chế hiện đại, dễ sử dụng hơn như viên nén, viên nang, dạng siro… với nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến. Cùng sự hợp tác và hỗ trợ của các PGS-TS đầu ngành, đội ngũ nhân viên có chuyên môn tốt, nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP, Dược Phẩm PharmaTree luôn đưa những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có hiệu quả tới cộng đồng.