Mối quan hệ giữa béo phì và rối loạn mỡ máu

Béo phì là căn bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến ở người trưởng thành. Người mắc phải bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, hoạt động hằng ngày mà béo phì còn dẫn đến một số các bệnh nguy hiểm mà đáng quan tâm nhất chính mỡ máu cao (rối loạn lipid máu)

Mỡ máu cao là gì?

Thông thường, mỡ máu (hay còn gọi là lipid máu) là một trong những thành phần vô cùng quan trọng. Chúng gồm 2 phần đó chính là Cholesterol và Triglycerides.

Tuy nhiên, khi một trong 2 thành phần trên, chủ yếu là Cholesterol có nồng độ quá cao hoặc quá thấp trong máu thì đó là một trong những đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

Béo phì là nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh mỡ máu tăng cao 
Béo phì là nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh mỡ máu tăng cao

Làm sao để biết được lượng mỡ trong máu

Rối loạn lipid máu thường sẽ không có dấu hiệu đặc trưng, tuy nhiên phần lớn các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường được phát hiện khi bắt đều có biến chứng đến các cơ quan khác.

Do đó, để chuẩn đoán được lượng mỡ trong máu một cách chính xác phải dựa trên các chỉ số sau: 

  • Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol >2.58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1.03mmol/L (40mmol/L)

Trong đó: 

  • LDL – cholesterol chính là nồng độ cholesterol xấu trong máu
  • HDL – cholesterol là nồng độ cholesterol tốt có trong máu
  • Triglyceride là lượng chất béo trung tính

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây nên rối loạn mỡ máu 

Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó chính là nhóm nguyên nhân thay đổi được và nhóm các tác nhân không thay đổi được. 

Tác nhân thay đổi được

  • Do chế độ dinh dưỡng: Việc dùng quá nhiều chất béo trong các bữa ăn hằng ngày như: thịt bò, dê, lơn, trứng, sữa,…hay các thực phẩm đóng hộp chứa nhiều dầu cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. 
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới mỡ máu
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới mỡ máu
  • Béo phì: béo phì khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mỡ tích tụ và gây rối loạn mơ máu. 

Tác nhân không thay đổi được

  • Tuổi tác và giới tính: Thông thường, nữ giới trung bình từ 15 -45 tuổi thường sẽ có tỉ lệ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên khi ở độ tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol xấu ở nữ giới bắt đầu tăng dần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất béo. 
  • Yếu tố di truyền: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị mỡ máu cao. Hãy trao đổi với gia đình, nếu có ông bà, ba mẹ hoặc họ hàng bị mỡ máu cao, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng giải quyết tốt nhất.
  • Các bệnh lý khác: Nếu gặp phải một số bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp cao, gan hoặc thận cũng có thể bị rối loạn mỡ máu. 
Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng tới rối loạn mỡ máu
Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng tới rối loạn mỡ máu

Mối liên quan mật thiết giữa béo phì và mỡ máu cao

Thông thường gan sẽ là bộ phận sản xuất ra cholesterol vừa đủ cho cơ thể. Thế nhưng đối với những người béo phì, việc ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều nặng lương sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể và khiến gan hoạt động nhiều hơn. 

Bên cạnh đó việc thường xuyên không vận động cũng sẽ khiến lượng calo tích tụ trong cơ thể hình thành các mô mỡ và làm tăng lượng chất béo trung tính ( Triglyceride).

Trên thực tế những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng chất béo trung tính trong máu, từ đó lượng cholesterol xấu cũng tăng dần đều và gây rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với béo ở mông và đùi. 

Khi bạn tăng cân, lượng cholesterol xấu và triglyceride cũng sẽ bị đẩy lên nhanh chóng. Đó chính là lý do béo phì là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hoặc có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu. 

Những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng cholesterol xấu
Những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng cholesterol xấu

Hậu quả nghiêm trọng khi mắc phải mỡ máu cao

Với tình trạng tăng cân không có dấu hiệu được cải thiện thì nguy cơ rối loạn mỡ máu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch, cao huyết áp và thậm chí là đột quỵ não,….

Đặc biệt hơn, khi bạn có đủ cả hai bệnh béo phì và mỡ máu cao thì nguy cơ dẫn đến đột quỵ cũng tăng thêm gấp nhiều lần và gây ra các bệnh nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe. 

  • Xơ vữa động mạch: Béo phì sẽ khiến lượng cholesterol xấu trong máu tăng nhanh chóng và khiến chúng bám vào thành động mạch. Nếu không có dấu hiệu cải thiện, lượng cholesterol xấu sẽ lắng đọng, hạn chế dòng chảy của máu và hình thành mảng xơ, vữa động mạch và khiến cho động mạch hẹp dần, thậm chí là tắc nghẽn động mạch. 
  • Các bệnh về tim mạch: Không chỉ ở động mạch, các mảng xơ, vừa nếu phát triển lâu ngày cũng sẽ làm hẹp các mạch chính cung cấp máu nuôi tim khiến tim bị thiếu máu. Dẫn đến các bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau tim, thiếu máu cơ tim. Nếu không kịp thời cấp cứu có thể tử vong bất cứ lúc nào. 
  • Đột quỵ não: Các mảng xơ, vữa sẽ liên tục di chuyển đến nhiều nơi gây tắc nghẽn các mạch máu, làm giảm lượng máu tuần hoàn lên não và gây thiếu máu não. Nếu nặng hơn, khi mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng đột quỵ não. 
Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch
Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch

Cách để giảm lượng mỡ máu cao

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân.

Tuy nhiên, bạn nên chú trọng vào việc giảm mỡ, giảm các cholesterol xấu trong máu thay vì giảm cân nặng.

Bởi vì một khi lượng mỡ trong cơ thể giảm, tức là các cholesterol xấu trong máu cũng sẽ được cải thiện, đông thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ,… 

Cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân
Cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân

Vậy giảm cân như thế nào mới hiệu quả? Bạn cần cắt giảm năng lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và tăng cường vận động để đốt cháy lượng mỡ dư thừa bằng cách: 

  • Ăn nhiều rau và trái cây
  • Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để hạn chế lượng calo nạp vào. 
  • Bổ sung protein từ các loại thực phẩm: trứng, đậu, sữa, thịt ức gà,…
  • Cắt giảm tinh bột trắng và thay thế bằng gạo lứt, các loại ngũ cốc, khoai lang,…
  • Luyện tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội,….
Thể dục thể thao để loại bỏ mỡ thừa
Thể dục thể thao để loại bỏ mỡ thừa
Tác giả: Pham Hung
Tags:
Pham Hung
Tác giả
Pham Hung
Mạng xã hội