Viêm đường tiết niệu – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết. Tìm hiểu và có cách đề phòng bệnh lý này là một biện pháp giữ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận – bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).
Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Như đã nói, đường tiết niệu bị viêm nhiễm là do vi khuẩn, điển hình là vi khuẩn E. coli (chiếm đến hơn 70 – 75%) gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường sống tại đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể nhanh chóng xâm nhập vào hệ tiết niệu của bệnh nhân rồi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, chúng có thể tấn công vào các bộ phận, cơ quan lân cận rồi gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Cụ thể hơn, dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở cả nam giới, nữ giới:

Do vệ sinh không sạch sẽ

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm nhiễm, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi bộ phận sinh dục là nơi rất nhạy cảm nên nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách hoặc lười vệ sinh sau khi đi vệ sinh, sau khi quan hệ tình dục thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào gây bệnh.

Hoặc một số người do có thói quen vệ sinh qua loa, lau từ trước ra sau hoặc do sử dụng các sản phẩm vệ sinh, dung dịch, xà phòng… mà bị dị ứng thì cũng vô tình khiến môi trường vùng kín mất cân bằng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.

Thói quen nhịn tiểu

Tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu cũng bắt nguồn từ thói quen nhịn tiểu mà có khá nhiều người mắc phải. Cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn khiến nhiều người có thói quen nhịn tiểu, lười đi tiểu.

Tuy nhiên, đây lại là một thói quen tai hại bởi nhịn tiểu sẽ khiến các chất thải, cặn bã tích tụ, lắng đọng lại trong bàng quang. Điều này sẽ dễ kích thích các tác nhân có hại sinh sôi, phát triển và hình thành nên các ổ viêm nhiễm, lâu dần còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Nhịn tiểu là một trong những thói quen gây viêm đường tiết niệu

Quan hệ tình dục không an toàn

Thói quen quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn, quan hệ bừa bãi, quan hệ với các đối tượng hành nghề mại dâm, quan hệ đồng tính… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cấu tạo niệu đạo ngắn

Khác với nam giới, cấu tạo niệu đạo của nữ giới khá đặc biệt, thường có đặc điểm là ngắn hơn so với nam giới và nằm gần với khu vực hậu môn. Do đó mà mầm bệnh có thể dễ dàng đi từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của nữ giới gây ra rất nhiều bệnh lý, điển hình như bệnh viêm đường tiết niệu.

Uống ít nước

Đây cũng được coi là nguyên nhân khiến hệ tiết niệu bị nhiễm trùng. Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường xuyên uống ít nước nhưng lại uống rất nhiều bia, rượu, các chất kích thích khiến hệ tiết niệu hoạt động không được trơn tru, ổn định, từ đó dễ khiến các chất thải không được đào thải ra ngoài và dẫn đến viêm nhiễm.

Dị ứng với băng vệ sinh

Khi đến ngày hành kinh, chị em phụ nữ cần phải sử dụng băng vệ sinh. Tuy nhiên, chị em nếu sử dụng phải loại băng vệ sinh có chứa chất gây kích ứng thì cũng sẽ vừa làm tổn thương vùng kín, vừa khiến đường tiết niệu dễ bị nhiễm trùng.

Sử dụng băng vệ sinh không phù hợp cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh viêm đường tiết niệu cũng bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

  • Có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu không thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh, ví dụ như người đang bị HIV …
  • Người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc có các tổn thương, chấn thương ở não bộ, tủy sống.
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài.
  • Người có các tổn thương ở niệu đạo, bàng quang hoặc do bị trào ngược ở van bàng quang, niệu đạo, niệu quản.
  • Các đối tượng thực hiện đặt ống thông tiểu, nong niệu đạo, tán sỏi hoặc do nội soi bàng quang.
  • Người có các dị tật ở đường tiểu hoặc do mắc phải bệnh thận bẩm sinh, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, sỏi tiết niệu, suy thận…

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

– Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp: Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.

– Viêm thận – bể thận: Có hai dạng là viêm thận – bể thận cấp tính và mạn tính. Trong viêm thận bể thận cấp tính, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ. Biểu hiện tại chỗ bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có máu hoặc mủ. Đây là các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thấp và có thể xuất hiện trước. Tuy nhiên nếu nhiễm khuẩn theo đường máu thì có thể triệu chứng viêm thận – bể thận lại xuất hiện đầu tiên. 

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiện nay gồm: Sử dụng kháng sinh, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng sản phẩm thảo dược,…

Dùng thuốc tây 

Kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Trong các trường hợp viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.

Ngoài ra, các thuốc uống có tính sát trùng trên hệ niệu cũng được ghi nhận là có hiệu quả trong diệt trừ vi khuẩn, có thể được chỉ định dùng kèm với kháng sinh. Tuy nhiên, bằng chứng của những loại thuốc này vẫn chưa rõ ràng.

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị chính viêm đường tiết niệu

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh 

Ngoài việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn – tác nhân gây bệnh, những cách sau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu rửa trôi vi khuẩn ra ngoài;
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây nhiều Vitamin C như cam, chanh, bưởi;
  • Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,…
  • Thay vì tắm bồn, bạn nên tắm dưới vòi sen;
  • Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái có chất liệu co giãn, hút ẩm tốt;
  • Không nên nhịn tiểu lâu;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: không thụt rửa quá sâu tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra sau khi đi cầu, nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo;
  • Nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín trước và cả sau khi giao hợp;
  • Quan hệ tình dục lành mạnh: không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có 1 bạn tình, dùng cách biện pháp an toàn khi quan hệ.

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay các chuyên gia khuyên người bệnh bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng các sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ thiên nhiên đem lại hiệu quả cao, an toàn và lâu dài cho người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của  9 thảo dược quý: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa, khúng khéng, thông thảo, chỉ thiên, hạt hẹ, thỏ ty tử, curcumin giúp giải quyết các triệu chứng của viêm đường tiết niệu một cách triệt để, nhanh chóng. Hải kim sa trong Thanh Thận Pharmatree là một dược liệu nổi tiếng được sử dụng trong Đông y trong điều trị các bệnh lý về viêm đường tiết niệu. Dược liệu có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và tiểu trường. Theo y học cổ truyền, hải kim sa có tác dụng : Tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp; chủ trị: 

Tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt

-Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu

-Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang

-Điều trị viêm thận, phù thũng

Ngoài ra, các dược liệu khác như kim ngân hoa, chỉ thiên, thông thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp tăng khả năng đào thải và thanh lọc thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội