Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và khắc phục tình trạng viêm. Do chức năng của đường tiết niệu là đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể nên cũng có liên quan trực tiếp tới những thực phẩm mà cơ thể hấp thụ vào. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bệnh nhân có một chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Tổng quan về viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bao gồm thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Tương tự như viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu được được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm mốc.

Hai chủng vi khuẩn là Escherichia coli và Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Nước tiểu có mùi hăng
  • Có cảm giác trống rỗng ở bàng
  • Đau vùng xương chậu
    Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới lại dễ mắc bệnh hơn nam giới. Điều này được giải thích là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất có thể tăng thêm năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm người bệnh đường tiết niệu nên ăn bao gồm:

Nước ép nam việt quốc

Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tự nhiên phổ biến và nổi tiếng. Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất được gọi là Proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn E.coli liên kết với các tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh.

Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng chứa chất chống oxy hóa tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Nước ép nam việt quất đôi khi không có tác dụng điều trị rõ rệt đối với một số đối tượng. Tuy nhiên, nước ép cũng không gây hại đến cơ thể người bệnh. Điều quan trọng là hãy chọn nước ép nguyên chất, không đường và không chứa hương liệu hóa học hoặc chất phụ gia tạo mùi, vị ngọt.

Nước ép nam việt quất rất tốt cho người viêm đường tiết niệu

Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh)

Probiotic cung cấp những vi khuẩn có lợi để loại bỏ những vi khuẩn gây hại, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, phòng chống những bệnh lý liên quan niệu đạo.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn tạo nên hàng rào vững chắc bảo vệ trải dài từ âm đạo tới bàng quang, giúp phòng ngừa những bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u xơ cổ tử cung,… hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung những sản phẩm giàu probiotic như sữa chua không đường, kim chi, nấm thủy sâm…

Probiotic hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện những triệu chứng viêm đường tiết niệu

Trái cây và rau xanh

Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể tăng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng nhiều trái cây tươi cũng giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ nước ở mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng việc tiêu thụ nhiều nước không làm kích ứng hoặc nghiêm trọng hơn tình trạng viêm đường tiết niệu. Hãy uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày hoặc uống nước ngay khi cảm thấy hơi khát.

Dấm táo

Dấm táo có những enzym, dưỡng chất thiết yếu như kali hỗ trợ ức chế vi khuẩn E.Coli phát triển mạnh. Loại dấm này còn chứa lượng axit axetic có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn tốt và tiêu diệt các vi khuẩn xấu. Mỗi ngày, người bệnh có thể hòa 2 muỗng dấm táo vào ly nước sạch rồi thêm một ít nước cốt chanh, mật ong trộn đều, uống 2 lần/ngày.

Viêm đường tiết niệu kiêng gì?

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản có thể kích thích bàng quang và làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:

Cà phê

Các loại thức uống chứa caffeine sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn, khiến tình trạng viêm đường tiểu trở nên trầm trọng. Người uống trên 2 ly cà phê mỗi ngày có khả năng viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người không uống.

Sử dụng cà phê khiến tình trạng viêm đường tiết niệu thêm trầm trọng

Soda  

Soda nói chung là thức uống có chứa caffeine, gas và chất tạo ngọt cũng như hương liệu. Ngoài ra, một số thành phần khác trong soda cũng được cho là có thể kích thích bàng quang và làm tăng khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu ở một số đối tượng.

Do đó, tốt nhất người bệnh nên chỉ nên dùng trà thảo dược hoặc nước lọc để thay cho soda và các loại nước có gas khác.

Thực phẩm cay

Mặc dù không phải ai cũng nhạy cảm với thực phẩm cay, tuy nhiên thức ăn cay được cho là có thể kích thích bàng quang khi bạn bị viêm đường tiết niệu.

Do đó, người có bệnh về đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen tiêu thụ thực phẩm cay hoặc các loại gia vị cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Lời khuyên về sinh hoạt cho người bệnh

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Bạn có thể uống nước lọc hay nước ép để giúp thanh lọc đường tiểu, hỗ trợ điều trị.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Nữ giới nên lau chùi từ trước ra sau, không thụt rửa hay xịt nước sâu vào trong âm đạo. Người bệnh nên tắm bằng vòi sen hơn là tắm bồn, mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần bó chật.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm triệu chứng trở nặng.
  • Không nhịn tiểu: Người bệnh cần tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
  • Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có khả năng tương tác với một số loại thuốc kháng sinh. Vì thế, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai.
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội