Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Đọc ngay bài viết này!

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu, đổi khi có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Vậy viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và nếu cần kiêng quan hệ thì phải kiêng bao lâu? Tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu, từ niệu đạo cho đến thận. Vậy bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, nếu giao hợp sẽ ảnh hưởng thế nào?

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không còn phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh. Thông thường, khi bị tình trạng này, ở cả nam và nữ đều có những biểu hiện phổ biến như:

  • Có cảm giác đau rát, khi đi tiểu thường rất khó chịu vì ê buốt, tắc, bí.
  • Số lần đi tiểu tăng lên và đa phần là cần đi tiểu khẩn cấp.
  • Những biểu hiện đâu xuất hiện ở vùng chậu, bụng, lưng dưới.
  • Do những ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và vùng chậu nên khi bị viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến cảm giác trong lúc giao hợp. Chẳng hạn như:

Viêm đường tiết niệu ở nam: Gây cảm giác đau nhức ở bụng dưới, vùng chậu và có thể khiến dương vật chảy mủ. Vì vậy người bệnh bị giảm bớt ham muốn, khoái cảm trong chuyện ấy. Sau khi quan hệ, quý ông có thể cảm thấy đau buốt nhiều hơn.

Viêm đường tiết niệu ở nữ: Thường ảnh hưởng qua lại, gây nên các bệnh viêm nhiễm khác ở âm đạo. Vì vậy chị em sẽ cảm thấy nóng, rát, khô và đau trong hoặc sau khi quan hệ. Một số trường hợp có khả năng bị chảy máu, buốt trong lần đi tiểu đầu tiên sau khi “ân ái”.
Như vậy, trả lời câu hỏi bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, có thể nói là có. Tuy nhiên, bệnh ít nhiều có ảnh hưởng, làm giảm bớt khả năng thăng hoa trong chuyện chăn gối.

Thêm vào đó, viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ là tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn, nấm… nên nó có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, theo các bác sĩ và chuyên gia, thì người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ tình dục. Bởi nếu quan hệ khi đang bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Và còn gây ảnh hưởng đến cả chính người bạn đời.

Người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ tình dục

Rủi ro khi quan hệ trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Trên thực tế, quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro, bao gồm:

Gây đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác

Các kích thích từ bên ngoài vùng kín bằng ngón tay, đồ chơi tình dục hoặc dương vật cũng có khả năng gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể cản trở quá trình dương vật đi sâu vào âm đạo. Những vấn đề này khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn trong khi quan hệ.

Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới

Hoạt động tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. 90% các ca nhiễm trùng đường tiểu bắt nguồn từ việc vi khuẩn E. coli xâm nhập vào niệu đạo.

Loại khuẩn này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) hoặc phân. Chúng có thể di chuyển từ hậu môn, đường tiêu hóa lên cơ thể bạn hoặc từ tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục của đối tác trong khi quan hệ.

Hơn nữa, nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi và điều trị bệnh.
Việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới

Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời

UTI không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nó cũng không được coi là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì câu trả lời là không nên. Bởi bạn có thể lây truyền vi khuẩn gây UTI cho vợ (hoặc chồng) của mình.

Ví dụ, vi khuẩn E. coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể đưa vi khuẩn vào cửa âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh bị viêm đường tiết niệu sau bao lâu thì nên quan hệ và mang thai?

Sau vấn đề viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì hẳn các bạn đọc đều đang quan tâm đến thời điểm có thể quan hệ và mang thai bình thường. Người bị viêm đường niệu đạo cần được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Chúng ta chỉ nên thực hiện giao hợp sau khi đã được bác sĩ xác nhận là khỏe mạnh hoàn toàn, không còn phát hiện cầu khuẩn cũng như các triệu chứng của bệnh.

Thời gian đợi để được quan hệ trở lại lâu hay nhanh còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý, diễn biến bệnh và hiệu quả của phác đồ điều trị.

Đối với vấn đề mang thai thì tạm thời bạn chưa nên mang thụ thai ngay sau thời gian bị viêm nhiễm. Tốt nhất là cả nam và nữ đều điều dưỡng cơ thể, đảm bảo lối sống lành mạnh, tích cực. Chúng ta chỉ nên thụ thai sau ít nhất một tháng kể từ ngày cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, không còn viêm nhiễm.

Chỉ nên thụ thai sau ít nhất một tháng kể từ ngày cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, không còn viêm nhiễm

Những lưu ý quan trọng quan hệ tình dục khi bị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không, theo các chuyên gia là không. Tuy nhiên nếu vẫn muốn giao hợp thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Quan tâm đến dấu hiệu của cơ thể: Hãy dừng lại các hoạt động tình dục nếu cảm thấy muốn đi tiểu một cách đột ngột. Bởi việc nhịn tiểu sẽ dễ làm tăng nguy cơ và triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
  • Sau khi quan hệ hãy đi tiểu ngay: Đây là cách hay nhằm loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Quan hệ xong cần vệ sinh bộ phận sinh dục: Hãy vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi quan hệ tình dục nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế bệnh đường sinh dục và đường tiết niệu.
  • Không nên quan hệ bằng hậu môn, quan hệ bằng miệng hay tay. Bởi điều này dễ làm vi khuẩn gây bệnh lây lan ra những bộ phận khác và gây nhiễm trùng cho nhiều cơ quan trên cơ thể.
  • Nên trao đổi với bác sĩ trước nếu muốn quan hệ tình dục nhằm được tư vấn hoặc chỉ định sử dụng thuốc chống nhiễm trùng. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ làm bệnh trầm trọng và giảm khả năng lây cho bạn đời.
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội