Tiểu buốt tiểu rắt – Nguyên nhân do đâu?
Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây
Tóm tắt nội dung
Tiểu buốt, tiểu rắt là gì?
Tiểu buốt là tình trạng đau đớn, khó chịu, nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tại vị trí mà nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể như niệu đạo hoặc bên trong cơ thể tại tuyến tiền liệt (đối với nam giới), bàng quang hoặc sau xương mu ở phần dưới của xương chậu.
Tiểu rắt là tình trạng số lần đi tiểu nhiều, liên tục diễn ra trong ngày, tuy vậy lượng nước tiểu mỗi lần là rất ít. Đôi lúc, người bệnh không kịp đi tiểu, nước tiểu chảy ra quần hay còn gọi là tiểu són gây khó chịu, mất vệ sinh và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Hiện tượng này thường gặp nhiều hơn ở nữ giới hơn nam giới.
Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt
Tiểu buốt, tiểu rắt xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên viêm đường tiết niệu là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi thận, phụ nữ thời kỳ mang thai,…
Viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli (90%), Proteus, tụ cầu hoại sinh, đặc biệt là vị khuẩn lậu, …
Viêm đường tiết niệu xảy ra còn do vệ sinh cá nhân kém, đặc biệt là bộ phận sinh dục ngoài hoặc người bệnh có thói quen thường xuyên nhịn tiểu.
Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn do nữ có cấu tạo niệu đạo ngắn hơn nam giới. Ngoài ra, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên vi sinh vật dễ xâm nhập vào từ phân, đặc biệt đối với trường hợp xịt nước rửa từ sau ra trước.
hoặc chấn thương vùng chậu hoặc người đã từng thực hiện các thủ thuật như thông niệu đạo, nong niệu đạo (niệu đạo bị hẹp), phẫu thuật hoặc nội soi bàng quang…Ngoài triệu chứng tiểu buốt, rắt, một số triệu chứng khác kèm theo viêm tiết niệu cũng xuất hiện như nước tiểu đục, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng, sốt, tiểu ra máu… Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và biến chứng nhiễm trùng máu, viêm thận… gây nguy hại đến tính mạng nếu không được trị liệu kịp thời.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra. Trong quá trình đi tiểu hoặc sinh hoạt hằng ngày, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào được bàng quang. Chúng phát triển và làm cho niêm mạc bàng quang bị kích ứng. Nếu để một thời gian dài, bàng quang sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và lại gây viêm ở đường tiết niệu. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt,…
Phì đại tuyến tiền liệt
Đối với nam giới, phì đại tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu buốt, tiểu rắt. Với tình tràng này, tuyến tiền liệt to ra sẽ đè vào cổ bàng quang làm người bệnh khó đi tiểu, từ đó xuất hiện tình trạng tiểu rắt. Nếu xuất hiện viêm nhiễm tuyến tiền liệt sẽ làm lây nhiễm bàng quang từ đó gây tiểu buốt, tiểu rắt ngày càng nhiều và rõ rệt.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo thường mắc phải do lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, khi tiếp xúc với các hóa chất như thuốc sát trùng, xà phòng, dầu tắm,… cũng có thể khiế người bệnh bị viêm niệu đạo dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt,…
Sỏi đường tiết niệu
Sỏi xuất hiện sẽ cọ xát, kích thích niêm mạc đường tiết niệu ( niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây đau, rát, buốt đồng thời gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần ( tiểu rắt).
Ngoài ra, sỏi tiết niệu đặc biệt là sỏi bàng quang sẽ gây viêm đường tiết niệu, nhấ là viêm bàng quang sẽ làm ứ động nước tiểu, có thể gây viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Nguy hiểm hơn là gây viêm thận làm ứ mủ ở thận, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Niệu đạo bị thắt hẹp
Hiện tượng này xuất hiện ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Nguyên nhân có thể do chấn thương từ tai nạn, viêm bao quy đầu, dị tật ở niệu đạo, ung thư đường tiết niệu,…Ngoài ra, việc phẫu thuật, thực hiện thủ thuật như: Thông niệu đạo, nội soi bàng quang,.. cũng rất dễ gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ thời kỳ mang thai có vị trí bàng quang nằm sát với tử cung, vì thế thai nhi phát triển trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến bàng quang, niệu đạo. Áp lực của tử cung có thai nhi đè lên sẽ khiến bàng quang bị căng tức, gây buồn tiểu nhiều và lượng nước tiểu ít. Những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi trong bụng phát triển và vận động mạnh hơn, đầu thai nhi tụt xuống thấp sẽ đè nặng lên bàng quang gây kích thích tiểu, làm người mẹ thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu rắt.
Phương pháp điều trị tiểu buốt, tiểu rắt
Tiểu buốt, tiểu rắt tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, tiến hành điều trị dứt điểm là điều hết sức cần thiết. Một số phương pháp mà người bện có thể áp dụng như: Sử dụng thuốc tây, thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng bài thuốc dân gian,…
Sử dụng thuốc tây
Nếu tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt là do viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như: Midasol, domitazol, doxycyline,…Những loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy phù nề, giảm viêm, đau cho bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng các loại thuốc giúp hạn chế bài tiết nước tiểu để giảm bớt tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang, chứng són tiểu.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít để đảm bảo hoạt động của bàng quang
- Không được nhịn tiểu quá lâu, khi buồn đi tiểu thì phải đi ngay
- Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, ăn nhiều rau xanh
- Sử dụng nhiều các sản phẩm giàu tính oxy hóa
- Bổ sung các loại giàu cá cho cơ thể để giảm và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày từ 1-2 lần/ ngày. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh thích hợp để tránh viêm nhiễm âm đạo, niệu đạo.
- Cần đi tiểu và vệ sinh ngay khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn ở âm đạo đi ngược lên bàng vào, đường tiết niệu gây viêm nhiễm.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Với trường hợp tiểu buốt, tiểu rắt ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau để cải thiện tình trạng bệnh đơn giản, dễ làm.
- Bí xanh: Bí xanh có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Người bệnh có thể dùng bí xanh gọt vỏ sạch, cắt khúc rồi đem xay lấy nước uống. Ngoài ra, người bị tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể ăn bí xanh sống hoặc bí được luộc chín trong 10 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
- Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau có tính mát, giải độc cơ thể, giúp thông tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả.
Người bệnh nên hái lá mồng tơi, rửa sạch và đem luộc lấy nước uống như uống trà.
- Bột sắn dây: Sắn dây có vị ngọt, tính mát, dùng để làm mát và thanh lọc cơ thể. Sắn dây được dùng để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt rất hiệu quả.
Cho hai thìa bột sắn dây vào cốc rồi hòa ran cũng với nước và ½ thìa nước cốt nhanh. Mỗi tuần sử dụng từ 1-2 lần và nên áp dụng trong thời gian dài để đem lại tác dụng tốt nhất.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Ngoài những biện pháp kể trên, ngày nay người bệnh có xu hướng sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược vừa đem lại hiệu quả lâu dài lại an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree được người bệnh tin dùng. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:
- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
- Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
- Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
- Điều trị viêm thận, phù thũng.
Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng.