Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh bí tiểu tiện
Tiểu tiện là một nhu cầu hằng ngày, là quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó khi bị bí tiểu, cơ thể sẽ xảy ra nhiều vấn đề đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ chịu một tác động lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng đề cập đến bệnh bí tiểu và giải đáp các thắc mắc liên quan.
-
Tóm tắt nội dung
Bí tiểu là bệnh gì?
Bí tiểu là tình trạng bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu mà không đi được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Quá trình co bóp và giãn nở không xảy ra hoàn toàn, do đó nước trong bàng quang không được tống hết ra ngoài. Làm xuất hiện tình trạng ứ đọng bàng quang (bàng quang không trống rỗng hoàn toàn) gây ra bệnh bí tiểu.
Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn hơn trẻ nhỏ. Độ tuổi dễ mắc nhất từ 40 – 80 tuổi và có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.
-
Nguyên nhân gây bệnh bí tiểu do đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh bí tiểu tiện thường được kể đến như:
- Bàng quang giảm lực co bóp:
Bàng quang trong cơ thể chúng ta có thể chứa từ 300 – 400 ml nước tiểu. Khi chứa đủ lượng nước trên các thần kinh sẽ kích thích não bộ thả lỏng các cung phản xạ và giãn mở cơ vòng vân. Lúc này bàng quang sẽ co bóp và bắt đầu tống toàn bộ nước tiểu ra ngoài.
Do đó nếu bàng quang không hoạt động tốt, lượng nước tiểu sẽ không được đẩy ra ngoài.
- Các cơ vòng không giãn nở:
Các di chứng từ tổn thương cột sống làm mất đi khả năng giao tiếp với hệ thần kinh thực vật, cơ vòng bị chai, biến dạng, chèn ép hoặc bị tắt do sỏi bàng quang đều là những nguyên nhân làm cho các cơ vòng không giãn nở được.
- Tắc nghẽn niệu đạo:
Từ các chấn thương cũ làm cho ống niệu đạo bị bít lại hoặc do viêm gây xơ hóa hay do sỏi. Làm nước tiểu khó được đẩy hết ra ngoài.
- Hậu quả từ một số bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa:
Ở nam giới mắc một số bệnh như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, bao quy đầu,…
Ở nữ giới bị viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Việc tự ý sử dụng thuốc mà không theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là một trong những tác hại nghiêm trọng dẫn đến bí tiểu bởi tác dụng phụ của chúng. Một số thuốc cần chú ý khi sử dụng như: thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm.
Ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác:
Các nguyên nhân sau đây có khả năng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ thắt bàng quang. Từ đó dẫn đến căn bệnh bí tiểu:
- Tổn thương cột sống, tủy sống.
- Đột quỵ.
- Chấn thương sọ não.
- Bệnh u phì đại tiền liệt tuyến, các khối u vùng tiểu khung đè vào bàng quang gây bí tiểu.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và vừa sinh con.
-
Những biện pháp phòng tránh bệnh bí tiểu hiệu quả nhất
Tuy có khả năng điều trị, nhưng việc phòng tránh vẫn được ưu tiên hơn hết. Người có nguy cơ bị bí tiểu tiện nên cân nhắc một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên vận động nâng cao sức khỏe.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu.
- Đối với những người đang mắc những bệnh viêm bàng quang mãn tính việc ngồi quá lâu càng làm tăng nguy cơ bí tiểu.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền luyệt,… để có những biện pháp điều trị dứt điểm. Tránh để lại nguy cơ dẫn đến tình trạng bí tiểu.
-
Những nguy hiểm bệnh bí tiểu mang lại
Tuy không phải là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên bí tiểu thường mang đến những ảnh hưởng khó khăn nhất định cho những ai chẳng may mắc phải căn bệnh này. Đứng ngồi không yên, tâm trí bất ổn định. Công việc bị ngắt quãng do phải đi tiểu nhiều lần. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ về đêm dễ gây ra stress nếu bệnh kéo dài lâu ngày.
Người mắc bệnh bí tiểu, nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể để lại một số biến chứng như:
- Viêm đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày không được đào thải ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm.
- Suy giảm chức năng thận: Việc bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu có thể làm nước tiểu chảy ngược lại vào thận, gây tổn thương thận không hồi phục.
- Tổn thương bàng quang: Mất khả năng co bóp là tình trạng có thể xảy ra nếu hiện tượng bí tiểu kéo dài. Bởi bàng quang càng chứa nhiều nước không thể thoát ra làm cho bàng quang căng hơn.