Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt và cách điều trị tại nhà
Tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong đó có thể kể đến như: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, thận, bàng quang… Tiểu buốt, tiểu rắt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng suy thận, nhiễm độc máu.
-
Tóm tắt nội dung
Tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì?
– Tiểu buốt là triệu chứng người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đây còn gọi là hiện tượng khó tiểu.
– Tiểu rắt: là hiện tượng bất thường khi người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, lượng nước tiểu chưa đủ thể tích đã muốn đi, do đó mỗi lần đi được lượng nước tiểu rất ít.
– Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh cũng như tùy từng tình trạng mỗi bệnh nhân mà hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt còn kèm theo các triệu chứng khác như: nước tiểu có mủ, tiểu ra máu, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục…
– Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Chính vì vậy, khi thấy có triệu chứng này cần được thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị.
-
5 nguyên nhân phổ biến khi bị tiểu buốt tiểu rắt?
Triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nên. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt. Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu vào buổi đêm, quan hệ tình dục thấy đau… chính vì thế việc xác định nguyên nhân để có cách chữa bệnh hiệu quả là hết sức cần thiết.
2.1. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể sẽ ngược dòng niệu đạo và xâm nhập vào bàng quang, chúng phát triển và gây nên hiện tượng kích ứng niêm mạc và gây viêm bàng quang.
Bệnh viêm bàng quang cũng có thể do tổn thương hoặc do đường tiết niệu bị kích ứng.
Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ thấy tiểu buốt tiểu nhiều lần kèm theo hiện tượng tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau thắt vùng thắt lưng, đau ở vùng xương mu.
2.2. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt có thể do bị căng thẳng, mệt mỏi, do yếu tố môi trường tác động, thường xuyên phải tiếp xúc với ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khí thải…
Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt có thể còn do bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu đường, rối loạn hormone sinh dục, rối loạn chức năng của tuyến giáp…
Phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến cổ bàng quang gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu và dẫn đến hiện tượng tiểu rắt. Trường hợp u xơ tuyến tiền liệt còn kèm theo viêm bàng quang, viêm nhiễm tiền liệt tuyến thì hiện tượng đi tiểu rắt càng rõ nét hơn.
2.3. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu là do bị vi khuẩn tấn công, hơn 80% trong đó là do vi khuẩn E.coli, còn lại là do vi khuẩn lậu, Chlamydia, Proteus, lao thận, lao bàng quang.
Bệnh viêm đường tiếu niệu rất phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ nhỏ nhất là những bé trai bị hẹp bao quy đầu.
Khi bị viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ thấy có các triệu chứng như: tiết buốt, tiểu rắt, khi đi tiểu nước tiểu đục, kèm theo đau thắt lưng, đau bụng dưới…
2.4. Viêm niệu đạo
Phía dưới đường tiết niệu có niệu đạo, viêm niệu đạo chính là hiện tượng viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Bệnh thường là do lây nhiễm qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, cũng có một số trường hợp tiếp xúc với các chất kích thích như: thuốc sát trùng, xà bông, nước hoa…
Triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo chính là tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu rát, khó đi tiểu, tiểu ra mủ…
2.5. Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang
Nguyên nhân là do sỏi cọ sát và kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu nhất là sỏi bàng quang có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu, gây viêm bàng quang, ngược dòng lên thận.
Khi bị sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt tiểu rắt, nước tiểu có mày hồng, nước tiểu đục có mủ…
Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang nếu không được điều trị sớm và triệt để có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
-
Phương pháp đẩy lùi hiệu quả chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Tiểu buốt tiểu rắt không những gây khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới đường tiết niệu cũng như đường sinh dục. Vì vậy khi bị chứng đái buốt đái rắt nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách loại bỏ kịp thời, bạn có thể sử dụng những cách sau để hạn chế triệu chứng đái buốt, đái rắt:
- Uống đủ 2 lít nước trong ngày, không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu
- Bổ sung vitamin C khi bị nóng trong bằng sử dụng các loại trái cây, rau củ xanh
- Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
- Dùng các loại trà thảo dược lợi tiểu
- Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể để giảm các bệnh viêm nhiễm
- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, nữ từ 1-2 lần/ 1 ngày. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp để không gây viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm đường niệu đạo
- Nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn ở khu vực âm đạo đi ngược lên vào bàng quang, đường tiết niệu, gây viêm nhiễm.
Tuy nhiên đây chỉ là một số biện pháp hạn chế bớt triệu chứng của tiểu buốt, tiểu rắt. Nhiều người bệnh thường có thói quen tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống để chấm dứt nhanh những triệu chứng khó chịu đang gặp phải. Song phần lớn thường sử dụng kháng sinh không đủ liều, thấy dứt được triệu chứng là ngưng, dẫn đến tình trạng vi khuẩn không được tiêu diệt hết bệnh dễ tái phát và người bệnh luôn phải dùng liều kháng sinh nặng hơn. Tình trạng này nếu để diễn ra lâu dài sẽ khiến viêm đường tiết niệu trở thành mãn tính và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế, khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, mọi người nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường và bảo vệ chức năng thận trong trường hợp tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh lý về thận.
THANH THẬN PHARMATREE là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, giúp cải thiện chức năng thận, cũng như phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả được rất nhiều người tin dùng.