Bí tiểu sau mổ – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bí tiểu là tình trạng khó đi tiểu hay bàng quang của người bệnh căng tức chứa đầy nước tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Đặc biệt với những người bệnh sau mổ, tình trạng bí tiểu thường xuyên xảy ra. Vậy làm sao để khắc phục được nó một cách hiệu quả, an toàn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Bí tiểu sau khi mổ là gì?

Bí tiểu là một trong những chứng rối loạn đường tiểu, người bệnh cảm thấy căng bàng quang, tức bụng dưới nhưng không thể đi tiểu được. Đôi khi có người bệnh gắng sức để đi tiểu nhưng chỉ tiểu được vài giọt, buồn tiểu nhưng nước tiểu không thoát hết ra ngoài.

Khó tiểu, bí tiểu là biến chứng thường gặp ở người bệnh sau khi mổ (bí tiểu sau gây tê tủy sống), đặc biệt là bệnh nhân mổ trĩ, mổ cột sống hoặc phụ nữ sau sinh mổ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bị bí tiểu sau khi mổ nhưng đa số là do người bệnh bị hạn chế vận động.

Những người có hoạt động bất thường ở bàng quang hoặc rối loạn chức năng bàng quang hay bệnh lý ở thận sẽ có nguy cơ mổ xong bị bí tiểu cao hơn.

Bí tiểu sau mổ là hiện tượng bàng quang bị căng tức nhưng không thể đi tiểu được

Vì sao lại xảy ra hiện tượng bí tiểu sau khi mổ?

Mổ xong không đi tiểu được do nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật mà sẽ có nguyên nhân gây ra bí tiểu khác nhau. Ví dụ như:

Nguyên nhân gây ra bí tiểu sau mổ trĩ

  • Người bệnh không ăn cơm, sợ đi tiểu nhiều nên uống ít nước gây ra bí tiểu;
  • Sau mổ trĩ vết thương chảy máu, tiết dịch, hậu môn đau đớn dữ dội;
  • Mỏi cột sống, mỏi lưng khiến cho hệ thần kinh chưa được phục hồi;
  • Áp lực của thuốc ở trong hậu môn sau khi mổ;
  • Ít vận động, đi lại vì vết thương bị đau;
  • Tác dụng của thuốc gây tê: Thuốc gây tê kích thích lên trực tràng, hậu môn khiến sưng tấy và nước tiểu bị ứ đọng gây bí tiểu.

Nguyên nhân gây ra bí tiểu sau phẫu thuật cột sống

Các chấn thương cột sống hoặc xương chậu, thoát vị đĩa đệm khiến cho bàng quang không hoạt động đúng do việc tiếp nhận thông tin từ não đến bàng quang và niệu đạo thông qua hệ thần kinh. Người bệnh có thể phải đặt ống thông tiểu (sonde tiểu) khi phẫu thuật cột sống và sonde tiểu này làm tăng nguy cơ cao bị bí tiểu. 

Nguyên nhân dẫn tới bí tiểu sau mổ ruột thừa

Bí tiểu sau mổ ruột thừa cũng khiến bàng quang giảm nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây ra bí tiểu. Bệnh nhân khi mổ ruột thừa cũng có thể phải đặt sonde tiểu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Từ đó gây ra các chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt. 

Nguyên nhân dẫn tới bí tiểu sau sinh mổ

Bí tiểu sau sinh mổ ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng rất hay gặp. Theo một số nghiên cứu có nhiều nguyên nhân dẫn đến sau khi sinh mổ xong không đi tiểu được, phổ biến là:

  • Trong quá trình chuyển dạ, phôi thai di chuyển xuống dưới làm cho phần đầu của thai nhi đè ép lên cổ bàng quang hoặc niệu đạo dẫn tới ứ đọng nước tiểu tại các cơ quan này. Bàng quang bị căng quá mức, mất trương lực và co thắt cổ bàng quang khiến mẹ sau sinh mổ không đi tiểu được.
  • Tầng sinh môn của sản phụ sau sinh bị tổn thương, rách và cần phải khâu lại. Điều này khiến vị trí khâu có thể bị sưng đau làm cho phụ nữ không dám đi tiểu, không dám rặn đi tiểu nên gây ra bí tiểu;
  • Bàng quang mất đi tính nhạy cảm với sự kích thích đi tiểu khi đầy nước tiểu;
  • Tổn thương dây thần kinh chậu trong suốt thời gian mổ đẻ;
  • Bí tiểu sau khi rút ống thông: Một số phụ nữ sau sinh mổ cần phải đặt ống sonde thông tiểu gây ra tình trạng bí tiểu. Rút ống thông tiểu sau sinh mổ cũng có thể gây viêm nhiễm bàng quang dẫn tới tình trạng đẻ mổ xong không đi tiểu được.

Cách khắc phục bí tiểu sau mổ hiệu quả 

Nếu người bệnh bị bí tiểu lâu ngày mà không có cách điều trị sẽ dẫn đến gây hại cho bàng quang và cả sức khỏe. Thế nên, khi bị bí tiểu sau mổ, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây.

Vận động nhẹ nhàng

Dù biết sau khi mổ sẽ rất đau đớn, thế nhưng người bệnh nên sớm đi lại và thực hiện các vận động nhẹ nhàng trong vòng 24 giờ như cách ngồi dậy sau mổ nhẹ nhàng nhiều lần. Việc thường xuyên vận động sẽ làm máu huyết được lưu thông và khắc phục việc bí tiểu.

Tập đi tiểu thường xuyên

Một giải pháp nữa để khắc phục bí tiểu sau mổ là nên đi tiểu thường xuyên để lấy lại phản xạ tự nhiên. Người bệnh cũng nên kết hợp với việc chườm nóng ở vùng bụng dưới và uống thêm nhiều nước râu ngô, rau mã đề. Những việc làm này vừa giúp giảm đau sau mổ rất hiệu quả vừa có tác dụng thông tiểu vừa giúp phòng tránh trường hợp táo bón sau mổ.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bổ sung thêm chất xơ tránh táo bón và thực phẩm lợi tiểu giúp điều trị bí tiểu:

  • Ăn nhiều rau xanh gồm: bắp cải, củ cải, cà rốt, dưa chuột, cà chua,… là những thực phẩm chứa nhiều nước hỗ trợ lợi tiểu;
  • Một số loại hoa quả: dưa hấu, dưa gang, cam, quýt bưởi,…
  • Có thể sử dụng trà thảo mộc để lợi tiểu, thông tiểu;
  • Vận động đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật.
Người bệnh nên bổ sung thêm chất xơ và thức uống lợi tiểu

Sử dụng thuốc tây

Trong trường hợp cần thiết, bí tiểu do bệnh lý hoặc kéo dài thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc lợi tiểu như:

  • Thuốc ức chế 5 alpha: Giúp thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt, giảm áp lực lên bàng quang và giúp đi tiểu dễ dàng hơn;
  • Thuốc chẹn alpha 1: Có tác dụng giãn cơ trơn ở bàng quang và giảm các yếu tố gây cản trở dòng nước tiểu. 
  • Thuốc cải thiện bí tiểu do bệnh lý ở tuyến tiền liệt: Alfuzosin, Tamsulosin, Terazosin,…
  • Thuốc Fluconazol: Sử dụng cho trường hợp bí tiểu, tiểu rắt, do viêm nhiễm đường tiết niệu.

Những loại thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý không tự mua thuốc và cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc tây để điều trị bí tiểu sau mổ

Sử dụng thiết bị y tế

Trường hợp bí đái sau mổ đã áp dụng những cách trên mà bí tiểu vẫn không cải thiện thì người bệnh có thể được đặt ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài. Sau đó người bệnh phải tập tiểu qua ống thông để hoạt động tiểu tiện được trở lại bình thường. Sau khi tự tiểu được bình thường thì sẽ được rút ống thông tiểu ra.

Điều trị bí tiểu sau khi mổ bằng sản phẩm thảo dược 

Thuốc tây y có hiệu quả nhanh chóng nhưng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, có thể khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Do đó, bên cạnh việc chăm sóc, thay đổi lối sống thì các chuyên gia khuyên rằng người bị bí tiểu sau phẫu thuật nên tìm kiếm và sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Những sản phẩm thảo dược thường an toàn, lành tính, bồi bổ sức khỏe, cải thiện bí tiểu và giúp người bệnh mau chóng hồi phục sau khi phẫu thuật. Tiêu biểu trên thị trường hiện nay là sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree. 

Với thành phần từ 9 vị thảo dược quý: Mã đề, kim ngân hoa, hải kim sa, hạt hẹ, thông thảo, chỉ thiên, khúng khéng, thỏ ty tử, curcumin. Thanh Thận Pharmatree có công dụng:

  • Giảm triệu chứng bí tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu buốt
  • Giúp lợi tiểu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị bí tiểu hiệu quả
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội