Bí tiểu là do đâu? Đọc ngay bài viết này!

Tiểu tiện là một phản xạ tự nhiên của con người, nó được thực hiện để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi hiện tượng bí tiểu xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, căng tức, thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là hiện tượng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng người bệnh không đi tiểu được hoặc đi được nhưng bàng quang lại không hoàn toàn rỗng. Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. 

Bí tiểu thường gặp ở người lớn và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh gấp 10 lần phụ nữ. Độ tuổi thường gặp là từ 40-80 tuổi. 

Bí tiểu được chia làm 2 loại: Bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính 

  • Bí tiểu cấp tính: Là tình trạng bí tiểu diễn ra đột ngột. Người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được. Hiện tượng gây tức bụng, đau khó chịu ở phần bụng dưới. Nếu không được giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang sẽ ảnh hưởng tới tính mạng, phải đến cơ quan y tế gần nhất để điều trị kịp thời. 
  • Bí tiểu mãn tính: Là tình trạng bí tiểu đã diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh đi tiểu được nhưng bàng quang vẫn còn nước tiểu và thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu. Ban đầu, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nhưng nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng sau:
  • Đi tiểu hơn 8 lần/ ngày và thường xuyên có cảm giác phải đi tiểu gấp 
  • Dòng nước tiểu yếu hơn bình thường 
  • Thường xuyên đi tiểu một vài lần trong đêm 
  • Bị rò rỉ nước tiểu trong ngày
  • Thường xuyên khó chịu ở vùng hông và có cảm giác bàng quang vẫn còn nước tiểu. 
Bí tiểu gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Nguyên nhân gây bí tiểu 

Bí tiểu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, do thuốc, vấn đề về thần kinh, nhiễm trùng, biến chứng do phẫu thuật 

Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu 

Một trong những nguyên nhân gây bí tiểu là có vật cản chặn dòng chảy tự do của nước tiểu qua bàng quang và niệu đạo. 

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi bên ngoài cơ thể. 

Ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do tuyến tiền liệt, còn ở nữ là do u nang. 

Ngoài ra niệu đạo hẹp, sỏi tiết niệu cũng là nguyên nhân chặn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể. 

Tác dụng phụ của thuốc 

Một số thuốc như: Thuốc kháng histamine, thuốc chống co thắt, chống chống trầm cảm ba vòng có thể làm thay đổi cách hoạt động của cơ bàng quang. Các thuốc khác cũng có thể gây tác dụng phụ kiểm soát bàng quang như: Thuốc kháng cholinergic, một số thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố và thuốc giãn cơ. 

Vấn đề về thần kinh 

Não bộ có chức năng điều khiển cho cơ bàng quang thắt lại. Điều này giúp đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang. Cùng lúc đó, não sẽ ra tín hiệu cho các cơ vòng bao quanh niệu đạo thư giãn. Điều này cho phép nước tiểu qua niệu đạo được giải phóng ra khỏi cơ thể. Bất cứ thứ gì cản trở đường dẫn từ não đến các dây thần kinh đi đến bàng quang và niệu đạo đều gây ra bí tiểu. Một số nguyên nhân về vấn đề thần kinh gây tình trạng bí tiểu là: 

  • Tai biến mạch máu não 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chấn thường cột sống, xương chậu 
  • Khối u và thoát vị đĩa đệm 

Nhiễm trùng 

Đối với nam giới, tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng sẽ khiến nó sưng lên và đè lên niệu đạo để chặn dòng chảy của nước tiểu gây bí tiểu. 

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân chính gây bí tiểu do làm sưng niệu đạo và bàng quang yếu. 

Biến chứng do phẫu thuật 

Các thủ thuật như thay khớp háng, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật trực tràng, các phẫu thuật liên quan đến vấn đề xương chậu ở phụ nữ có thể gây ra biến chứng bí tiểu.

Điều trị bí tiểu

Bí tiểu được điều trị phụ thuộc vào tình trạng cấp tính hoặc mãn tính 

Bí tiểu cấp tính 

Đối với bí tiểu cấp tính, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể sẽ dùng ống thông đưa vào bàng quang để giúp nước tiểu thoát nhanh hơn.

Bí tiểu mãn tính

Đối với bí tiểu mãn tính, các phương pháp thường được sử dụng là: Thông tiểu, nong niệu đạo, nội soi bàng quang, dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi thói quen.

Thông tiểu

Như bí tiểu cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ống thông vào trong bàng quang để giải phóng nước tiểu nhanh hơn. 

Nong niệu đạo 

Bác sĩ sẽ đưa các ống nhỏ vào niệu đạo để mở lỗ thông niệu đạo một cách an toàn. Kích thước ống sẽ được tăng dần để mở rộng niệu đạo giúp thải nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dẫn một quả bóng vào niệu đạo và từ từ thổi phồng nó để mở tắc nghẽn. 

Nội soi bàng quang 

Nội soi bàng quang và niệu đạo giúp phát hiện sỏi và các vật thể lạ từ đó đưa chúng ra ngoài giúp thông thoáng đường tiểu. 

Dùng thuốc

Một số thuốc có thể dùng để điều trị bí tiểu như:

  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc đường tiết niệu. 
  • Thuốc để thư giãn tuyến tiền liệt hoặc cơ vòng
  • Thuốc giảm kích thước tuyến tiền liệt 

Thay đổi thói quen 

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Kiểm soát lượng nước uống và thời gian uống trong ngày
  • Tập luyện các bài tập cơ vùng chậu 
  • Áp dụng các bài tập và kỹ thuật phục hồi bàng quang 

Phẫu thuật 

Nếu uống thuốc và thay đổi thói quen không giải quyết được tình trạng bí tiểu, có thể tiến hành phẫu thuật.

Đối với nam giới, bác sĩ có thể đưa dụng cụ chuyên khoa hoặc dùng tia laser để đưa vào niệu đạo. 

Sử dụng các sản phẩm thảo dược chiết xuất hải kim sa

Hải kim sa là một dược liệu từ lâu đã được dùng như một bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả.

Theo Đông Y, Hải kim sa mang vị ngọt, tính hàn, quy vào bàng quang và tiểu trường. Hải kim sa có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết. 

Theo y học hiện đại, Hải kim sa chứa các hoạt chất quan trọng có tác dụng lợi tiểu như: Driocrassol, Tectoquinon, Kaemprefol, Stigma-sterol,…Vì thế nó được sử dụng nhiều trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến thận, bàng quang:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu 
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
  • Điều trị viêm thận, phù thũng 

Như vậy Hải kim sa mang lại công dụng lợi tiểu, giải quyết nhiều nguyên nhân dẫn đến bí tiểu. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc hoặc các sản phẩm thảo dược có chiết xuất Hải kim sa để mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả lại an toàn với người sử dụng

Hải kim sa là bài thuốc chữa bí tiểu hiệu quả
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội