Bấm huyệt chữa bí tiểu có thật sự hiệu quả?

Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không cần nhiều trang thiết bị, không xâm lấn cơ thể nên tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Bí tiểu theo quan niệm của Đông y

Khái niệm

Theo tài liệu Đông y, bí tiểu cơ năng thường được mô tả trong chứng “long bế” hay “lung bế”. Trong đó:

  • Long (lung): Nghĩa là tiểu dắt, khó khăn, nước tiểu nhỏ giọt, ít, ngắn…
  • Bế: Là có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không ra được, thường là thể cấp.

Bên cạnh đó, bệnh cảnh còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như người mệt mỏi, đau lưng, bụng dưới căng tức, đau rát niệu đạo…

Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được

Nguyên nhân

Dựa vào tình trạng người bệnh mà Đông y chia bí tiểu thành 2 nhóm thường gặp:

  • Thực chứng gồm tổn thương mới và triệu chứng rầm rộ. Nguyên nhân thường do ẩm thực không hợp lý hay ngoại tà xâm phạm mà sinh thấp nhiệt (viêm, nhiễm…), ứ huyết (sỏi, chấn thương…). Tất cả những điều này đều làm trở ngại sự vận hành của khí cơ bàng quang.
  • Hư chứng gồm những tổn thương lâu ngày và triệu chứng kéo dài. Thường do rối loạn chức năng của Thận khí, không ôn ấm, khí hóa được bàng quang dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, Thận âm hư sinh nội nhiệt, thiêu đốt dịch nên phần nước ở bàng quang giảm sút.

Bên cạnh đó, Đông y còn ghi nhận một số nguyên do khác như phế nhiệt, can khí uất trệ, sau mổ, sau sinh… Làm ảnh hưởng đến công năng điều hòa thủy đạo, khí uất trệ, lưu thông kém…

Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả?

Bấm huyệt chữa bí tiểu và các triệu chứng của viêm đường tiết niệu là phương pháp không sử dụng thuốc. Các huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết tới tạng phủ, kinh mạch trong cơ thể. Vì thế, bấm huyệt được xem là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, cân bằng khí trong và ngoài cơ thể. Bấm huyệt cũng giúp người bệnh dễ chịu hơn, thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng quát, chữa lành các vùng tương ứng trên cơ thể. 

Ngoài ra, bấm huyệt chữa bí tiểu mang đến nhiều ưu điểm và hiệu quả.Bởi chúng đáp ứng được các nguyên tắc điều trị của chứng bệnh này như:

  • Điều tiết, cân bằng sự vận hành ở vùng hạ tiêu, đặc biệt là bàng quang.
  • Lợi tiểu, hỗ trợ cơ vùng bàng quang co thắt thuận lợi hơn, giảm sự căng cứng…
  • Trừ thấp nhiệt, thông suốt thủy đạo, điều hòa khí cơ, hành khí hoạt huyết…
  • Tăng cường chức năng tạng phủ, nhất là tạng Thận và Bàng quang, ích khí, tán kết…

Những lợi ích trên cho thấy, bấm huyệt nên được ưu tiên trong điều trị rối loạn tiểu tiện.

Sử dụng bấm huyệt chữa bí tiểu đem lại hiệu quả điều trị cao

Các huyệt trị bí tiểu

Trên cơ thể người có tổng cộng 108 huyệt vị với công dụng khác nhau. Bấm huyệt chữa bí tiểu được dùng ở mọi trường hợp bí tiểu và cho nhiều lứa tuổi. Để chữa bí tiểu bấm huyệt nào? Các huyệt lợi tiểu để trị bí tiểu gồm:

  • Huyệt Trung quản: vị trí của huyệt trung quản ở thẳng trên lỗ rốn 4 thốn hoặc lấy điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.
  • Huyệt Hạ quản: nằm thẳng trên rốn 2 thốn, ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên dưới trên.
  • Huyệt Đại hoành: vị trí của huyệt đại hoành nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 4 thốn.
  • Huyệt Thiên khu: nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 2 thốn.
  • Huyệt Quan nguyên: nằm thẳng dưới rốn 3 thốn, nằm trên bờ xương mu cách 2 thốn. 
  • Huyệt Khí hải:  nằm thẳng dưới rốn 2,5 thốn
  • Huyệt Quy lai: nằm dưới rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn
  • Huyệt Đản trung: vị trí của huyệt đạo này là điểm giao nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú.
  • Huyệt Túc tam lý: đây là huyệt trường sinh theo quan điểm của Đông y, nằm ở dưới mắt đầu gối 3 thốn và cách bờ xương ống chân 1 thốn.
  • Huyệt Tam âm giao: nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 3 thốn
  • Huyệt Thái khê: nằm ngay sau mắt cá chân trong, tại vùng lõm gần với gót chân.
  • Huyệt Dương lăng tuyền: nằm ở đầu trên của xương mác, chỗ lõm phía trước thân nối với đầu trên của xương mác.
Một số huyệt đạo dùng để chữa bí tiểu

Cách bấm huyệt chữa bí tiểu

Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau:

  • Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ
  • Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai
  • Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền
  • Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác
  • Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác

Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 – 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp.

Với sản phụ bị bí tiểu sau sinh có thể sử dụng cách này trước khi dùng trị liệu bằng bấm huyệt: Xoa làm nóng toàn bụng, đặc biệt là bụng dưới; đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ 50 vòng với lực vừa phải; dùng ngón tay cái miết dọc đường trục giữa từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu trong 30 lần.

Bấm huyệt chữa bí tiểu cần lưu ý gì?

Bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng cần có những lưu ý để điều trị đạt được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý khi bấm huyệt trị bí tiểu

Đối tượng cần được xem xét cẩn trọng trước khi bấm huyệt
Không phải tất cả mọi người đều có thể áp dụng được phương pháp bấm huyệt giống nhau. Bấm huyệt còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh. Một số đối tượng dưới đây không được bấm huyệt:

  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang đến kỳ kinh nguyệt tránh xoa bóp bấm huyệt vùng thắt lưng và vùng bụng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận.
  • Người đang có vết thương hở hoặc chấn thương như gãy xương, rạn xương.
  • Người bị viêm, sưng, nổi mẩn ở những vùng da có huyệt cần tác động.
  • Người bị động kinh, bệnh gút, gặp các vấn đề về tuyến giáp, có số lượng tiểu cầu thấp dễ bị chảy máu, bầm tím nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bí tiểu

Trong toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể người thì có 36 huyệt là tử huyệt. Nếu không biết các vị trí huyệt đạo và bấm sai cách có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu rõ vị trí các huyệt đạo trước khi bấm huyệt và một số lưu ý khác:

  • Tìm hiểu và lựa chọn phòng khám, cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Người thực hiện bấm huyệt là người có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
  • Không được tự ý bấm huyệt tại nhà vì xác định sai huyệt hoặc dùng sức bấm quá mạnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, mức độ bí tiểu nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị nhanh hay chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài việc sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu, ngày nay người bệnh có xu hướng sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược vừa đem lại hiệu quả lâu dài lại an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree được người bệnh tin dùng. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
  • Điều trị viêm thận, phù thũng. 

Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị bí tiểu hiệu quả
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội