Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không ? Cách điều trị như thế nào ?

Tiểu rắt ra máu là một hiện tượng bất thường của hệ tiết niệu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm cầu thận, sỏi tiết niệu, u thận,…Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ở bài viết dưới đây!

Tiểu rắt ra máu là gì?

Tiểu rắt ra máu là triệu chứng mà người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên điều khác biệt là người bệnh sẽ bị đái rắt xuất huyết. Nước tiểu sẽ có màu từ thể hồng nhạt tới đỏ đậm như hổ phách. Dựa vào lượng máu mà nước tiểu sẽ có màu từ nhạt đến đậm.

Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ khó phát hiện vì nước tiểu chỉ thay đổi đôi chút và khó nhận biết bằng mắt thường. Khi bạn có thể nhận biết được điều này thì bệnh đã trở nên rất nặng. 

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng dưới, đi tiểu buốt, đau dọc niệu đạo, mệt mỏi,…

Nguyên nhân tiểu rắt ra máu 

Tiểu rắt ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm chủ yếu liên quan đến đường tiết niệu, tuyến tiền liệt, thận, bệnh về máu, nhiễm trùng bộ phận sinh dục,…

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu

Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp là viêm niệu đạo, viêm bàng quang có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ. Do sự xâm nhập của vi khuẩn và hệ thống đường tiết niệu khiến niêm mạc niệu đạo, bàng quang, cầu thận, đài bể thận viêm và tổn thương. 

Triệu chứng bệnh:

  • Tiểu rắt, tiểu ra máu, có cảm giác châm chích mỗi lần đi tiểu.
  • Nếu nhiễm khuẩn ở bàng quang sẽ có đặc trưng là đi tiểu thường xuyên, nước tiểu kèm theo máu, bụng dưới đau. 
  • Nhiễm khuẩn trong thận gây sốt cao, nôn, buồn nôn, đau vùng lưng phía hai bên sườn.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới với các triệu chứng như khí hư ra nhiều, ngứa rát vùng kín, tiểu rắt tiểu buốt, tiểu ra máu, đau khi quan hệ

Sỏi đường tiết niệu

Là một bệnh lý phổ biến có triệu chứng đặc trưng là tiểu rắt, tiểu buốt kèm theo máu. Sỏi đường tiết niệu cũng có nhiều dạng khác nhau như sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt ở niệu đạo, sỏi thận… Trong quá trình di chuyển, sỏi khiến niêm mạc đường tiết niệu tổn thương, chảy máu.

Triệu chứng bệnh:

  • Đau quặn thận diễn ra đột ngột, dữ dội, nhất là khi vận động, đau thường giảm đi khi tiểu được và nghỉ ngơi.
  • Đau ở thận do bể thận, đài thận tắc nghẽn: Cơn đau thường xuất hiện ở hố thắt lưng và lan dần về phía hố chậu và rốn.
  • Đau ở niệu quản bắt đầu ở vùng hố thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tùy theo tình trạng tổn thương mà nước tiểu sẽ có màu từ hồng nhạt đến đỏ toàn bãi.
  • Nếu viêm đài bể thận có thể gây đau vùng thắt lưng, sốt cao, rét run, nôn mửa, ăn không ngon miệng.
Sỏi đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là hiện tượng tổn thương viêm cấp của cầu thận do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu hoặc virus gây ra. Có liên quan đến các bệnh hệ thống, đái tháo đường, viêm mạch thận và các bệnh lý khác như thận đa nang, huyết khối động mạch, tĩnh mạch thận.

Triệu chứng bệnh: 

  • Nước tiểu nhiều bọt do có chứa protein, có màu đậm hơn bình thường hoặc có màu hồng do lẫn máu.
  • Người thiếu máu, mệt mỏi, suy thận, huyết áp và cholesterol cao.
  • Tay chân, bụng, mặt xuất hiện tình trạng phù nề do tích nước. 

Các khối u ở hệ tiết niệu

Tiểu rắt, tiểu ra máu cũng có thể là biểu hiện của khối u ở hệ tiết niệu như u thận, u bàng quang. Thông thường, khi mới xuất hiện, các khối u này không thể hiện triệu chứng rõ ràng. 

Triệu chứng bệnh:

  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thẫm, cơ thể mệt mỏi.
  • Người gầy yếu, ăn uống kém, đau tức ở hạ vị.
  • Nếu không kịp thời phát hiện, khối u sẽ xâm lấn và di căn nhiều nơi gây tiểu ra máu đại thể. 

Bệnh về tuyến tiền liệt

Vị trí của tuyến tiền liệt

Như đã đề cập, tình trạng đi tiểu rắt ra máu có thể là dấu hiệu của các bệnh về tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là bộ phận chỉ có ở nam giới, các bệnh lý thường gặp là viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Triệu chứng bệnh: 

  • Tuyến tiền liệt sưng to, đau ở háng bụng, trực tràng, giữa dương vật, đau tăng lên khi quan hệ và xuất tinh.
  • Đái buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc mủ kèm theo sốt cao 38 – 39 độ C, người rét run khó chịu.
  • Nếu nhẹ thì tiểu máu vi thể, nặng có thể xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu tươi đại thể.

Bệnh lý về máu

Một số bệnh lý về máu như bệnh máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu ra máu. Trong đó, bệnh bạch cầu thường xuất hiện ở nam giới hơn phụ nữ.

Triệu chứng bệnh:

  • Người mệt mỏi, khó thở, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu.
  • Chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da.
Tiểu rắt ra máu có thể dấu hiệu các bệnh lý về máu

Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo hay viêm âm đạo do vi trùng là tình trạng số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức gây kích ứng, sưng viêm ở âm đạo, có thể ảnh hưởng tới niệu đạo, bàng quang. Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ từng bị nhiễm khuẩn âm đạo do nấm, thường gặp ở độ tuổi từ 15 – 44. 

Triệu chứng bệnh: 

  • Ngứa, rát âm đạo và âm hộ, dịch tiết âm đạo thất thường, khí hư có màu trắng.
  • Vùng da quanh âm hộ viêm, tấy đỏ, đau khi giao hợp.
  • Nếu viêm nhiễm nặng có thể gây ra tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có lẫn máu.

Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ra máu là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần thăm khám và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. 

Suy giảm chức năng tình dục

Triệu chứng đi tiểu rắt ra máu có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Đối với nam, đây có thể là các bệnh về tuyến tiền liệt khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút. Nữ giới mắc phải có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, nguy cơ bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. 

Biến chứng nguy hiểm sức khỏe

Tiểu rắt ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm trong hệ thống đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí ung thư,…Vì thế bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh

Tình trạng này sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, không dám đi tiểu. Chính điều này lại làm bệnh có nguy cơ diễn biến nặng hơn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh 

Nguy cơ mất máu, thiếu máu

Nếu như tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm ra máu không được chữa trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị mất máu kéo dài. Mất máu sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao thậm chí có thể ngã theo tư thế đứng. 

Điều trị tiểu rắt ra máu

Để chữa đi tiểu rắt ra máu hiệu quả nên tùy theo nguyên do gây nên bệnh. Về cơ bản, một số giải pháp điều trị thường gồm: Thay đổi thói quen sống, dùng thuốc, các sản phẩm hỗ trợ điều trị hay thủ thuật.

Thay đổi thói quen sống 

Việc thay đổi lối sinh hoạt trong thói quen hàng ngày vừa hạn chế vừa phòng tránh tình trạng tiểu rắt ra máu hiệu quả. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày 
  • Hạn chế đồ uống có đường, có gas và đồ uống có chất kích thích như trà, cafe
  • Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt 
  • Hạn chế ăn thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn.
Việc bổ sung nhiều rau củ, trái cây tốt cho tình trạng tiểu rắt ra máu

Sử dụng thuốc 

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp cho bạn như:

  • Thuốc kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm
  • Thuốc chẹn alpha, những chất kìm hãm 5-alpha reductase,… để chữa u xơ tiền liệt tuyến
  • Thuốc allopurinol, thuốc lợi tiểu thiazide, chế phẩm có chứa phốt-phát để điều trị sỏi thận

Nếu như tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật, tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị dài ngày theo liệu trình cụ thể 

Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội