Bí tiểu uống gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Bí tiểu là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi được, gây cảm giác căng tức và khó chịu. Người bệnh nên có những biện pháp điều trị để khắc phục được triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các phương pháp đó nhé!

Nguyên nhân nào gây bí tiểu?

Tình trạng bí tiểu gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình sau:

Nhiễm trùng 

Tình trạng viêm bàng quang do viễm khuẩn ngược dòng, hay vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nấm Chlamydia,…Các tác nhân này gây viêm, sinh mủ, tăng tổ chức làm bịt kín đường dẫn nước tiểu,…

Thuốc kháng sinh sẽ phù hợp với trường hợp người bí tiểu do nguyên nhân trên. Ngoài ra, việc kết hợp các thuốc giảm đau, kháng viêm cũng giúp người bệnh có cảm giác thoải mái hơn. 

Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu 

Một trong những nguyên nhân gây bí tiểu là có vật cản chặn dòng chảy tự do của nước tiểu qua bàng quang và niệu đạo. 

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi bên ngoài cơ thể. 

Ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do tuyến tiền liệt, còn ở nữ là do u nang. 

Ngoài ra niệu đạo hẹp, sỏi tiết niệu cũng là nguyên nhân chặn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể. 

Vấn đề về thần kinh 

Não bộ có chức năng điều khiển cho cơ bàng quang thắt lại. Điều này giúp đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang. Cùng lúc đó, não sẽ ra tín hiệu cho các cơ vòng bao quanh niệu đạo thư giãn. Điều này cho phép nước tiểu qua niệu đạo được giải phóng ra khỏi cơ thể. Bất cứ thứ gì cản trở đường dẫn từ não đến các dây thần kinh đi đến bàng quang và niệu đạo đều gây ra bí tiểu. Một số nguyên nhân về vấn đề thần kinh gây tình trạng bí tiểu là: 

  • Tai biến mạch máu não 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Chấn thường cột sống, xương chậu 
  • Khối u và thoát vị đĩa đệm 

Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bí tiểu ở nam giới. Sự phì đại của tuyến tiền liệt sẽ đè lên, chèn ép vào đường dẫn niệu khiến bàng quang khó tống đẩy nước tiểu ra ngoài. 

Uống thuốc gì để điều trị bí tiểu?

Bí tiểu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây cảm giác khó chịu căng tức cho người bệnh thậm chí là để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nắm được nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh dứt điểm là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo.

Thuốc kháng Alpha 1 (Ức chế Alpha)

Đây là nhóm thuốc kê đơn có tác dụng làm giãn trương lực cơ bàng quang, giúp đẩy nước tiểu thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện các triệu chứng bí tiểu, khó tiểu tiện do các bệnh phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt gây ra ở nam giới. 

Một số biệt dược hay được sử dụng như:

  • Alfuzosin (Xatral, Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Tamsulosin (Flomax)

Các thuốc này dùng cho trường hợp bệnh về tuyến tiền liệt phát triển ở cấp độ nhẹ và vừa, kích thước khối tuyến tiền liệt chưa quá lớn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, nhóm kháng Alpha 1 có thể kết hợp thêm 5-Alpha (Finasteride và Dutasteride) nhằm ức chế và làm teo nhỏ kích thước khối u phì đại.

Thuốc kháng Alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ bàng quang

Thuốc giảm đau, kháng viêm 

Nguyên nhân gây bí tiểu thường gặp ở nữ giới là viêm đường tiết niệu như: Bàng quang, viêm niệu đạo. Còn ở nam giới còn có thêm viêm tuyến tiền liệt. 

Vì thế, để điều trị chứng bí tiểu cần sử dụng các thuốc kháng sinh chống nhiếm trùng và thuốc kháng viêm. 

Thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiếm trùng đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh, đôi khi trong đơn thuốc bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc giảm đau. 

Các thuốc kháng sinh: Quinolon, Trimethoporim Sulfamethoxazol, aspirin,…

Các thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc giảm đau non-steroid

 

Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp bí tiểu do nhiễm trùng

Thuốc Fluconazol

Đây là biệt dược thuộc nhóm kháng nấm triazol dùng theo đường uống có tác dụng điều trị cho các trường hợp bị viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn. Thuốc cũng được điều trị trong trường hợp người bị bệnh phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo (ở phụ nữ) hoặc viêm bao quy đầu (ở nam giới).

Fluconazol có thể được dùng kết hợp cùng các loại thuốc đặt, thuốc bôi nhóm Imidazol (biệt dược Miconazol, Clotrimazol) làm tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm. Nhờ đó giúp điều trị bệnh cũng như làm dứt chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,…

Lưu ý: Phụ nữ có thai không thể sử dụng Fluconazol do có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài nhóm thuốc Imidazol, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp với các biệt dược khác có tác dụng tương tự. 

Fluconazol dùng trong trường hợp viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn

Thuốc kháng Cholinergic

Thuốc kháng Cholinergic ngăn chặn hoạt động của một chất truyền tin hóa học là acetyl choline, gửi tín hiệu đến não để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang bất thường khi bàng quang hoạt động quá mức. 

Những cơn co thắt bàng quang này có thể khiến bạn gặp những rối loạn tiểu tiện.

Thuốc kháng cholinergic bao gồm:

  • Oxybutynin  (Ditropan XL, Oxytrol)
  • Tolterodine (Detrol)
  • Darifenacin (Enablex)
  • Solifenacin (Vesicare)

Khi sử dụng những loại thuốc này, bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị sau một vài tuần hoặc một tháng. 

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc khsang cholinergic là khô miệng và táo bón. Để chống khô miệng, hãy thử dùng kẹo cao su để tiết nhiều nước bọt hơn. 

Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm: Ợ nóng, mờ mắt, tim đập nhanh, da đỏ bừng, bí tiểu và các tác dụng phụ về nhận thức, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ và lú lẫn. 

Thuốc kháng cholinergic có tác dụng kích hoạt cơn cơ thắt bàng quang

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Ngoài việc uống thuốc tây tuy có tác dụng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Ngày nay, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược vừa đem lại hiệu quả tốt lại hoàn toàn lành tính. 

Một trong những sản phẩm nổi bật trong số đó là Thanh Thận Pharmatree. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
  • Điều trị viêm thận, phù thũng. 

Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

Thanh thận Pharmatree là sản phẩm trị bí tiểu hiệu quả, an toàn
Tác giả: Vu Huong
Tags:
Vu Huong
Tác giả
Vu Huong
Mạng xã hội