Bí tiểu sau sinh và những điều mà chị em nào cũng nên biết
Bí tiểu là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo thống kê, có 13,5% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này. Vậy bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào. Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Triệu chứng của bí tiểu sau sinh
Bí tiểu sau sinh là một biến chứng thường gặp, đặc biệt là đối với những bà mẹ khi sinh ngả âm đạo.
Bí tiểu là tình trạng người bệnh buồn đi tiểu nhưng không thể tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng.
Sản phụ mắc chứng bí tiểu sẽ có cảm giác căng tức khi ấn bụng và khi thăm khám thường gõ thấy cầu bàng quang. Mặc dù đã được tập đi tiểu theo tư thế tự nhiên hay chườm bụng bằng nước ấm nhưng sản phụ vẫn không thể tự đi tiểu được và cảm giác khó chịu, căng tức ngày một tăng.
Bí tiểu sau sinh tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của sản phụ.
Nguyên nhân gây bí tiểu sau sinh
Bí tiểu sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân và được xác định theo trường hợp: Phụ nữ đẻ thường và phụ nữ đẻ mổ.
Phụ nữ đẻ thường
Trong quá trình chuyển dạ, khi ngôi thai xuống thấp, đầu thai nhi thường đè vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo làm ứ đọng nước tiểu. Từ đó khiến bàng quang bị căng giãn, làm mất trương lực và co thắt cơ cổ bàng quang.
Một số trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng hơn thì sau khi may lại, vết thương sẽ sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau.
Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.
Với phụ nữ đẻ mổ
Thuốc gây tê tủy sống có hàm lượng Bupivacain và Fentanyl (thuộc nhóm opioid) có tỷ lệ gây bí tiểu 10 – 15% sau mổ. Do đó, phải kiên nhẫn chờ cho đến khi hết tác dụng của thuốc thì hiện tượng bí tiểu của mẹ mới được chẩn đoán rõ ràng. Ngoài ra đối với sản phụ sinh mổ, tổn thương do thủ thuật thô bạo, dập bàng quang gây liệt bàng quang gây bí tiểu sau sinh.
Nguy cơ bí tiểu ở phụ nữ sau sinh tăng lên khi:
– Sinh con lần đầu
– Có gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tuỷ sống
– Chuyển dạ kéo dài
– Sinh có hỗ trợ bằng dụng cụ như forceps, giác hút…
– Có rách hay phải khâu tầng sinh môn
– Viêm nhiễm đường tiểu hoặc tiền sử bệnh lý tiết niệu trước đó
Điều trị bí tiểu ở phụ nữ sau sinh như thế nào?
Có 4 nguyên tắc điều trị bí tiểu sau khi sinh, bao gồm:
- Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
- Dùng kháng viêm chống phù nề chèn ép cổ bàng quang.
- Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.
Tập đi tiểu
Tập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên, tránh nhịn tiểu do đau
Thông tiểu
Đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ nếu tập đi tiểu mà sản phụ vẫn không tiểu được. Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 – 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu. Khi tháo kẹp, người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde. Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.
Các điểm cần lưu ý khi thông tiểu:
- Dụng cụ (nhất là sonde tiểu) phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và tuyệt đối vô khuẩn.
- Không được dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn gây tổn thương, hay phù nề.
- Động tác phải nhẹ nhàng, tránh thô bạo gây xây xước đường tiết niệu, nếu vướng phải làm lại hoặc bảo bệnh nhân há miệng thở đều để giảm co thắt niệu đạo.
- Nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn phải lấy nước tiểu giữa giữa dòng, nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.
- Không để lưu sonde tiểu quá 48 giờ (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ).
- Không thông tiểu nhiều lần trong ngày.
- Nếu bàng quang của bệnh nhân quá căng, phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang, vì sẽ làm giảm áp lực đột ngột trong bàng quang và gây chảy máu
- Cách dự phòng chảy máu là đặt sonde tiểu cỡ nhỏ cho chảy chậm, hoặc đặt sonde tiểu cỡ bình thường và kẹp rồi tháo rồi kẹp để làm giảm áp lực từ từ.
- Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng thường được chỉ định như cephalexin, doncef, augmentin. Những thuốc này dùng bằng đường uống và liên tục trung bình trong 7 ngày.
Dùng thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang. Thuốc chống phù nề ví dụ như: alphachymotrypsin, buscopan…
Dùng thuốc hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 – 5 ngày giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.
Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Nếu như thông tiểu phải đòi hòi kỹ thuật tỷ mỉ và có thể gây biến chứng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, các bà mẹ sau sinh rất hạn chế dùng thuốc tây để trị bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược là một lựa chọn mà các bà mẹ hiện nay tin dùng. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree.
Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:
- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
- Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
- Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
- Điều trị viêm thận, phù thũng.
Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng.