Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới và cách điều trị
Tiểu rắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ thường cao hơn so với nam giới. Vì thế, việc chị em cần trang bị kiến thức cho mình là hết sức cần thiết. Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tiểu rắt ở nữ giới là gì?
Tiểu rắt là một trạng thái bất thường của cơ thể cảnh báo tình trạng sức khỏe, đi tiểu nhiều lần, liên tục trong một khoảng thời gian ngắn hay một ngày, tuy nhiên mỗi lần đi tiểu chỉ có một ít nước tiểu. Thậm chí, đôi khi đi tiểu không kịp thời, nước tiểu chảy són ra quần (són tiểu) gây khó chịu và mất vệ sinh cho người mắc phải, ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên, tiểu rắt thường không đơn độc mà đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác như:
- Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ và đôi khi kèm theo máu.
- Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.
- Đôi khi bệnh nhân sẽ có sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu
Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới
Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nhiễm trùng đường tiểu dưới, viêm bàng quang, mang thai, mãn kinh,…
Nhiễm trùng đường tiểu dưới
Đây được xem là nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới có tỷ lệ gặp cao nhất. Nguyên nhân là do giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn hơn khiến một số loại vi khuẩn (đặc biệt là E.coli) dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu dưới. Một số dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới:
- Tiểu rắt, tiểu buốt, cảm giác mót tiểu liên tục, nước tiểu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.
- Do niệu đạo nằm gần âm đạo nên thường kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát, sưng tấy vùng kín.
- Đôi khi người bệnh sốt nhẹ, ớn lạnh
- Đau vùng bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh có thể xuất hiện ở các nam và nữ giới. Bệnh thường xuất phát từ những nguyên nhân như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai, mặc quần lót chật ẩm kém sạch sẽ… Nếu không kịp thời điều trị sẽ dễ gây viêm nhiễm ở các khu vực khác như cổ tử cung, âm đạo.
Triệu chứng thường gặp:
- Tiểu tiện liên tục hơn 7 lần/ngày mà vẫn buồn tiểu, có cảm giác đau buốt, khi tiểu.
- Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ.
- Người bệnh hay cáu gắt, người sốt nhẹ, đau vùng bụng dưới, nước tiểu ra ít.
Nhịn tiểu
Theo một số nghiên cứu khoa học, việc nhịn tiểu trong vòng 6 giờ trở lên có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu buốt vì lúc này, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào trong bàng quang. Đó là lý do tại sao mà chị em không nên nhịn tiểu quá lâu để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc phải hiện tượng này.
Mang thai
Tình trạng tiểu rắt và buốt ở phụ nữ có thể không phải do bệnh lý mà là hiện tượng bình thường khi thai nhi phát triển. Do bàng quang nằm ngay sát tử cung nên khi thai nhi phát triển trong tử cung thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Tình trạng này có thể kèm theo chứng tiểu són, xuất hiện đặc biệt thường xuyên vào thời kỳ sắp sinh.
Mãn kinh
Theo nhiều nghiên cứu, khi tới độ tuổi sau mãn kinh, việc sản xuất hormone estrogen của cơ thể chị em bị giảm mạnh, dẫn tới sự thay đổi pH âm đạo, làm xáo trộn sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo và làm tăng cơ hội nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến họ có cảm giác bị buốt khi đi tiểu.
Sử dụng băng vệ sinh không đúng cách
Băng vệ sinh là vật dụng vô cùng cần thiết với chị em phụ nữ mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc dùng băng vệ sinh không đúng cách (sử dụng băng vệ sinh trong một thời gian dài mà không thay, dùng băng vệ sinh đã hết hạn hoặc lựa chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng với da) là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu ở chị em phụ nữ với dấu hiệu đầu tiên là tiểu buốt.
Mặc quần lót không thoải mái
Quần lót của chị em phụ nữ có thể là thủ phạm phát sinh ra bệnh viêm đường tiết niệu. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu buốt, chị em nên mặc quần lót thông thoáng, chất cotton để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Sỏi đường tiết niệu
Một trong những nguyên nhân gây tiểu rắt ở phụ nữ là do sỏi đường tiết niệu. Hai triệu chứng này xuất hiện khi sỏi cọ xát gây kích thích niêm mạc đường tiết niệu hoặc do sỏi gây viêm tiết niệu, viêm bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến vi khuẩn ngược dòng lân thận gây viêm thận. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng thường gặp:
- Tiểu buốt, rắt, tiểu khó có màu đục do mủ hoặc màu hồng do lẫn máu.
- Đau đột ngột ở thận, đau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố thắt lưng rồi lan ra xung quanh,
- Nếu viêm nhiễm ở thận có thể gây buồn nôn, nôn mửa, sốt kèm theo rét run.
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm ở niêm mạc tử cung do nhiễm trùng. Không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây các biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp:
- Tử cung co thắt và ra nhiều dịch âm đạo 2 ngày trước khi chu kỳ hành kinh bắt đầu, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều máu hơn.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu do tử cung bị sung huyết và phù nề.
- Người mệt mỏi, hay đau đầu, thường xuyên buồn nôn, đầy bụng dễ nhầm tưởng là dấu hiệu có thai.
- Đau vùng bụng dưới, đau đớn thường xuyên khi quan hệ.
- Nếu viêm nhiễm ở bàng quang, tiết niệu sẽ gây bí tiểu, tiểu rắt, ấn vào bàng quang thấy đau.
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do mất cân bằng vi khuẩn hoặc nhiễm trùng âm đạo. Là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải ít nhất một lần trong đời. Có 3 loại viêm âm đạo phổ biến là viêm do nấm Candida, viêm do trùng roi Trichomonas và viêm âm đạo do tạp khuẩn.
Triệu chứng thường gặp:
- Dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt.
- Do âm đạo và niệu đạo ở nữ giới gần nhau nên khi nước tiểu thoát ra ngoài có thể gây cảm giác đau buốt, tiểu lắt nhắt.
- Đau bụng dưới, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo nhẹ.
- Khí hư thay đổi màu sắc, có mùi hôi, ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
Điều trị tiểu rắt ở nữ giới
Trường hợp nhẹ
Nếu tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt xuất hiện do nguyên nhân sinh lý, có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau:
- Phượng vĩ thảo: Phượng vĩ thảo tính lạnh, vị ngọt nhạt hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chữa tiểu rắt tiểu buốt…
- Dùng rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh có tác dụng giải độc nhuận tràng, thanh nhiệt. Có thể lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà.
- Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, quy vào kinh phế, bàng quang và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống.
Trường hợp nặng
Nếu tiểu rắt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái đi tái lại thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt.
Một số phương pháp điều trị thường gặp là kháng sinh, kháng viêm nếu do nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo; thuốc kháng nấm nếu do viêm do nấm gây ra; giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn đường tiểu (methylene blue)…
Cách phòng ngừa hiện tượng đau buốt khi đi tiểu hiệu quả và an toàn
Một số cách phòng ngừa hiện tượng đau buốt khi đi tiểu cực kỳ hiệu quả mà chị em nên áp dụng là:
- Không uống rượu bia và sử dụng các loại chất kích thích
- Không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội
- Quan hệ tình dục an toàn và điều độ để cơ quan sinh dục có thời gian nghỉ ngơi
- Bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây mọng nước như cam và dưa hấu,… vào thực đơn hàng ngày
- Uống nhiều nước (trung bình khoảng 8 – 10 ly/ ngày)
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách
- Tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên
Sử dụng sản phẩm chiết xuất thảo dược
Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng thuốc tây hay các biện pháp can thiệp là hết sức nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, các chị em ngày nay thường lựa chọn các sản phẩm thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên đem lại tác dụng hiệu quả lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:
- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
- Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
- Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
- Điều trị viêm thận, phù thũng.
Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng.