VÌ SAO CẦN SỬ DỤNG THUỐC HẠ MỠ MÁU?

Tóm tắt nội dung

1. VÌ SAO CN S DNG THUC H M MÁU?

vì sao cần uống thuốc hạ mỡ máu
vì sao cần uống thuốc hạ mỡ máu

Thuốc hạ mỡ máu là một trong những phương pháp hàng đầu trong điều trị Tây y dành cho những người bị mỡ máu cao hoặc đặc biệt cao. Khi sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại các chỉ số mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglyceride) về ngưỡng an toàn, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Nhồi máu não
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp
  • Đột quỵ
  • Các biến chứng khác như đái tháo đường, gout…

2. TOP 8 LOI THUC H M MÁU THƯỜNG DÙNG

2.1. Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin

2.1.1. Cơ chế tác dụng

 Statin hoạt động dựa trên cơ chế ức chế HMG CoA reductase, ngăn chặn hình thành cholesterol xấu, làm giảm cholesterol lưu thông trong máu, đồng thời cũng giảm chất béo trung tính triglyceride và tăng một lượng nhỏ HDL cholesterol (tăng mỡ tốt).

Statin thường là nhóm thuốc đầu tiên các bác sĩ chỉ định trường hợp người bệnh bị mỡ máu cao.

2.1.2. Một số loại thuốc thuộc nhóm statin hạ mỡ máu

  • Thuốc trị mỡ máu Atorvastatin (Lipitor): 10-20mg/ngày, liều tối đa 80mg/ngày
  • Thuốc Fluvastatin (Lescol): 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
  • Thuốc Lovastatin: 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
  • Pitavastatin (Livalo): 1-4mg/lần/ngày
  • Thuốc Pravastatin (Pravachol): 20-40 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
  • Thuốc điều trị mỡ máu Rosuvastatin canxi (Crestor): 10-20mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
  • Thuốc Simvastatin (Zocor): 10-20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày

Ngoài ra, statin cũng được tìm thấy trong các loại thuốc giảm cholesterol khác như:

  • Lovastatin với niacin (Advicor)
  • Simvastatin với ezetimibe (Vytorin)
  • Atorvastatin với amlodipine (Caduet)

2.1.3. Tác dụng phụ

Statin tuy giảm mỡ máu nhanh nhưng cần chống chỉ đinh với trường hợp mắc bệnh gan hoặc đang mang thai. Không nên uống nước ép bưởi hoặc bưởi khi đang trong thời gian dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Táo bón, tiêu chảy
  • Chóng mặt, đau đầu, đau bụng
  • Viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ
  • Men gan tăng cao

2.2. Nhóm thuốc Resins (thuốc gắn với acid đường mật)

2.2.1. Cơ chế hoạt động

Chất cô lập axit mật này giúp làm giảm cholesterol trong máu bằng cách loại bỏ LDL cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để tiết mật trong quá trình tiêu hóa. Nhóm thuốc này sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều mật hơn, đòi hòi nhiều cholesterol phải tham gia phản ứng, từ đó giúp:

  • Giảm cholesterol ở gan và cholesterol trong máu
  • Kích thích tổng hợp thụ thể LDL, tăng thải LDL

2.2.2. Một số loại thuốc thuộc nhóm nhựa liên kết axit mật

  • thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Cholestyramine (Locholest, Prevalite và Questran): 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày
  • Colesevelam (Welchol): 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày
  • Colestipol (Colestid): 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày

2.2.3. Tác dụng phụ

Khi sử dụng nhóm thuốc resins này cần thận trong với những người gặp vấn đề về gan hoặc túi mật. Các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Táo bón, ợ hơi, ợ nóng
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn

2.3. Nhóm thuốc ức chế hấp thụ cholesterol chọn lọc (Ezetimibe)

2.3.1. Cơ chế tác dụng

Các chất ức chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc giúp hạ mỡ xấu bằng cách ngăn chặn sự hấp thu từ ruột. Đồng thời, nhóm này còn giúp tăng mỡ tốt. Một trong loại thuốc ức chế hấp thụ cholesterol thường dùng là ezetimibe (Zetia), được phê duyệt lần đầu tiên năm 2002.

Chỉ định: trong trường hợp tăng cholesterol LDL

Liều lượng: 10mg/ngày

2.3.2. Tác dụng phụ

Nên thận trọng với những người bị gan bởi chúng có nguy cơ làm tăng men gan. Một số tác dụng phụ có thể gặp như:

  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Mệt mỏi, đau đầu chóng mặt
  • Đau họng, sổ mũi, hắt xì
  • Đau khớp

2.4. Nhóm thuốc hạ mỡ máu Fibrate

2.4.1. Cơ chế tác dụng

Thuốc hạ mỡ máu Fibrates có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc khác. Nhóm thuốc này làm giảm mỡ máu bằng cách kích thích PPAR alpha từ đó tăng oxy hóa các axit béo, tăng tổng hợp enzyme LPL, tăng thanh thải các lipoprotein giàu glycerid. Các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HLD do thúc đẩy trình diện apoA-I và apoA-II.

2.4.2. Một số loại thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat

  • Thuốc giảm mỡ máu Gemfibrozil (Lopid): liều thường áp dụng trên lâm sàng: 600 mg/ngày.
  • Thuốc trị mỡ máu cao Clofibrat (Atromid-S): 1000 mg/ngày.
  • Thuốc mỡ máu Fenofibrat (Antara, Lofibra và Triglide): 145 mg/ngày.

2.4.3. Tác dụng phụ

Người có vấn đề về thận, bệnh túi mật hoặc gan không nên sử dụng fibrat. Các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Táo bón, tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Đau đầu
  • Chóng mặt

Lưu ý: Khi dùng chung với statin, fibrat có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cơ.

2.5. Nhóm axit béo Omega3 (dầu cá)

2.5.1. Cơ chế tác dụng

Axit béo omega3 theo toa thường được chỉ định trong giảm mỡ máu, hạ cholesterol là Lovaza, có tác dụng điều chỉnh chỉ số triglyceride ở mức rất cao (>500ml/dL) về ngưỡng cho phép.

Axit béo omega-3 cũng có dạng chất bổ sung nhưng liều lượng thấp hơn.

2.5.2. Tác dụng phụ của nhóm hạ mỡ máu từ dầu cá

  • Đau lưng
  • Đau bụng, ợ hơi
  • Có các triệu chứng giống như cúm
  • Phát ban trên da
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

2.6. Nhóm thuốc hạ mỡ máu từ axit nicotinic (Niacin)

2.6.1. Cơ chế tác dụng

Niacin thường kê theo toa, còn được gọi là vitamin B3, giúp cải thiện cholesterol bằng cách tăng HDL và giảm LDL, giảm chất béo trung tính triglyceride. Khi sử dụng cùng statin, nhóm niacin có thể làm tăng mỡ tốt lên mức 30% hoặc hơn.

Niacin thường dùng cho đối tượng không dung nạp statin.

2.6.2. Một số nhóm thuốc hạ mỡ máu của Niacin

  • Niacor: 100 mg/dL, liều tối đa 1000 mg/ngày
  • Niaspan: 250 mg/dL, liều tối đa 1500 mg/ngày
  • Slo-Niacin: 500 mg/dL, liều tối đa 2000 mg/ngày

2.6.3. Tác dụng phụ

Người bị tiểu đường nên tránh dùng niacin vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:

  • Đỏ bừng mặt, cổ
  • Ngứa ran bàn chân và chân
  • Buồn nôn, nôm mửa
  • Tiêu chảy
  • Vàng da, vàng mắt
  • Tăng men gan
  • Ngứa
  • Loét dạ dày

2.7. Chất ức chế PCSK9

2.7.1. Cơ chế tác dụng

Chất ức chế PCSK9 là một loại thuốc sinh học dùng cho người có chỉ số cholesterol xấu tăng cao. Chúng làm giảm cholesterol trong máu bằng cách nhắm mục tiêu và bất hoạt một loại protein là proprotein convertase subtilisin kexin 9.

Protein đặc biệt này làm giảm số lượng thụ thể có tác dụng giảm LDL trên gan. Khi PCSK9 bị vô hiệu hóa bởi chất ức chế, các thụ thể sẽ được tăng cường để loại bỏ mỡ xấu khỏi máu, từ đó làm giảm mỡ máu.

Chỉ sử dụng PCSK9 khi các chỉ số cholesterol trong máu đặc biệt cao.

2.7.2. Một số loại thuốc hạ mỡ máu nhóm ức chế PCSK9

Năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt chất ức chế PCSK9 đầu tiên là Praluent (alirocumab) và Repatha (evolocumab). Cả hai đều thuộc dạng thuốc tiêm, là phương án thay thế cho những người không dung nạp được các thuốc hạ mỡ máu trên.

Các nghiên cứu cho thấy cả hai chất ức chế PCSK9 đều có hiệu quả trong giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ (1 năm có thể lên đến 12.000 đô la, tương đương hơn 276 triệu đồng).

2.7.3. Tác dụng phụ

Thuốc mỡ máu nhóm ức chế PCSK9 có thể để lại một số tác dụng phụ như:

  • Ngứa, đau, sưng tại vị trí tiêm
  • Đau lưng
  • Khó tập trung
  • Cảm cúm
  • Dị ứng như phát ban

2.8. Sử dụng các loại thảo dược hạ mỡ máu

Có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp giảm mỡ máu từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu như lá sen, giảo cổ lam, trạch tả, tỏi, nần vàng, actiso…

Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược này phơi khô, sao vàng sắc nước uống thay trà.

So với sử dụng thuốc tây, việc dùng các loại thảo mộc tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn nhờ:

  • An toàn, không gây tác dụng phụ
  • Có thể sử dụng lâu dài
  • Không làm tăng lại các chỉ số mỡ xấu như khi dừng uống thuốc tây hạ mỡ máu
  • Nguyên liệu dễ kiếm, dễ mua
  • Vừa giảm mỡ máu, vừa giảm mỡ gan, bảo vệ gan

3. H TR H M MÁU AN TOÀN NH S DNG DƯỢC LIU THIÊN NHIÊN

Hiện nay, có rất nhiều các loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng hạ mỡ máu an toàn. Ví dụ như:

  • Nần nghệ (nần vàng): có nhóm diosgenin giúp hạ triglyceride, thúc đẩy biệt hóa các tế bào mỡ và ức chế viêm ở các mô mỡ.
  • Nanocurcumin: giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm gan nhiễm mỡ. Đặc biệt đối với loại được bào chế dưới dạng lỏng tan hoàn toàn trong nước, tăng khả năng hấp thụ. Hơn nữa, nanocurcumin còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ gan.
  • Chiết xuất cam Địa Trung Hải: giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt và bảo vệ tế bào gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ cũng như tăng cường miễn dịch.

4. THUC H M MÁU UNG KHI NÀO?

Đối với các thuốc hạ mỡ máu, hạ cholesterol hay triglyceride thời điểm uống rất quan trọng vì giúp tăng hiệu quả của thuốc, tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Thời gian uống thuốc mỡ máu phụ thuộc vào từng loại.

Đối với statin tác dụng dài như atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin có thời gian bán thải dài 19 tiếng, người bệnh có thể tùy chọn thời điểm bất kỳ vào buổi sáng hoặc buổi tối đều có hiệu quả như nhau.

Ngược lại, đối với những thuốc hạ mỡ máu statin có tác dụng ngắn, thời gian bán hủy ngắn 6 giờ như lovastatin, simvastatin thì nên uống vào buổi tối. Gan cũng hoạt động mạnh vào buổi tối, đặc biệt trong thời gian ngủ, do vậy bạn có thể sử dụng trước khi đi ngủ để đạt nồng độ thuốc cao nhất.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ thuốc kê đơn nào, bạn nên hỏi rõ các chỉ định của bác sĩ để nắm được thời gian uống thuốc chính xác nhất.

 

 

Tác giả: Nguyen Trang
Tags:
Nguyen Trang
Tác giả
Nguyen Trang
Mạng xã hội