Mất ngủ là gì? Nguyên nhân triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của mất ngủ là một trong những vấn đề phổ biến được nhiều người quan tâm, bởi khi nắm rõ được những thông tin về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị nhanh chóng hơn.
Tóm tắt nội dung
Khái niệm của bệnh mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ rất phổ biến. Mất ngủ làm người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và làm giảm sút hiệu quả lao động ở ban ngày. Tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì gọi là mất ngủ mạn tính.
Mất ngủ xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên nữ giới thường bị mất ngủ nhiều, đặc biệt là trong độ tuổi mãn kinh. Và càng cao tuổi tình trạng mất ngủ sẽ càng tăng lên.
Biểu hiện thường thấy khi mất ngủ
- Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.
- Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.
- Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.
- Khi bệnh ở giai đoạn đầu thường có các biểu hiện tâm lý chẳng hạn như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi rối loạn, hay cáu gắt, mất tập trung. Nếu bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã, lo âu và sợ hãi.
- Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ các mạch máu giãn ra, các chất dinh dưỡng, oxy được bổ sung, đồng thời loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Mất ngủ thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy ngược thần kinh. Do đó, dù mất ngủ mạn tính hay chỉ thoáng qua đều cần điều trị.
Nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ
Tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh mất ngủ. Đặc biệt khi bạn lựa chọn chữa mất ngủ bằng đông y thì nguyên nhân gây bệnh chính là mấu chốt để có thể điều trị mất ngủ tận gốc. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ trong đó có thể kể đến như:
Những nguyên nhân khách quan gây bệnh mất ngủ
Rối loạn giờ giấc: Do thay đổi môi trường sống, lịch làm việc, chênh lệch múi giờ,… làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây ra chứng bệnh mất ngủ.
Căng thẳng, stress: Áp lực từ các mối quan hệ trong gia đình, học tập, công việc, thi cử, deadline… làm hệ thần kinh của người bệnh luôn ở trạng thái kích thích, gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
Các yếu tố về môi trường ngủ: Không gian phòng ngủ thiếu oxy, có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm,… dẫn đến mất ngủ.
Tuổi tác: Nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở người cao tuổi là do tuổi tác. Khi tuổi cao, cơ thể bước sang giai đoạn lão hóa, hoạt động của các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi, giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Những nguyên nhân chủ quan gây ra mất ngủ
Do thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn muộn, ăn quá no vào bữa tối gây nặng bụng, khó tiêu hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như cà phê, trà, thuốc lá, rượu,… ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng là nguyên nhân của bệnh khó ngủ ở nhiều người.
Lạm dụng thuốc: những loại thuốc kháng sinh dùng để trị bệnh như: thuốc trầm cảm – lo âu, thuốc huyết áp,…cũng gây mất ngủ.
Ngoài ra: “Nghiện” các thiết bị công nghệ, mắc các bệnh về thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Tác hại của bệnh mất ngủ đó là làm cơ thể lảo đảo, mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ cáu gắt và nóng nảy,… Ngoài ra, đối với một số trường hợp mất ngủ kéo dài còn gây ra các tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh như:
- Gây suy giảm trí nhớ: Giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và đào thải độc tố, sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin đó đến võ não trước trán khi ngủ. Tuy nhiên, khi ngủ không đủ giấc thì những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán được nên gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, mau quên.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
- Trầm cảm: Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng trở nên cáu kỉnh. Làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, làm rối loạn tâm thần, vì vậy không ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ không được bảo đảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Gây đột ngụy: Một trong các tác hại nguy hiểm của bệnh mất ngủ đó là đột quỵ. Theo các nghiên cứu, nhóm tuổi từ 18 đến 35 nếu mất ngủ và làm việc quá sức về đêm thường xuyên sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần so với bình thường.
- Nguy cơ mắc ung thư: Giấc ngủ đầy đủ, chất lượng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài, ngược lại mất ngủ, thiếu ngủ ít và hay gián đoạn khiến nguy cơ ung thư tăng cao hơn, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.
Ngoài ra, bệnh mất ngủ còn gây ra nhiều biến chứng khác như: Gây béo phì, khiến da xấu đi hay gây suy giảm sinh lý,…
Đặc biêt, nguy cơ đột quỵ tăng cao đối với những trường hợp bị bệnh tiểu đường kèm theo chứng bệnh mất ngủ thường xuyên.
Không chỉ vậy, nếu tình trạng bệnh kéo dài để lâu ngày không điều trị còn khiến người bệnh có nguy cơ bị sạm da, béo phì, tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim,…Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, triệu chứng, tác hại của bệnh nguy hiểm này.
Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ hiệu quả
Bệnh mất ngủ xảy ra chủ yếu do những thói quen sinh hoạt không hợp lý. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý để phòng bệnh xảy ra. Bạn có thể phòng ngừa bệnh mất ngủ bằng cách:
- Cố định một lịch ngủ nhất định, ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya và thức dậy đúng giờ, không nên ngủ nướng.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều, tốt nhất buổi trưa nên ngủ khoảng 30 phút và ngủ dậy trước 15 giờ chiều.
- Không nên ăn thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đạm, ăn quá no hoặc quá gần với giờ ngủ.
- Tích cực bổ sung nhiều vitamin, trái cây, hoa quả để giúp tinh thần luôn được thoải mái.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cafe,…nhất là vào buổi tối, gây căng thẳng thần kinh.
- Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng hàng ngày.
- Nên tập yoga hay những bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để cân bằng tinh thần dễ đi vào giấc ngủ.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo đủ ánh sáng nhất cho giấc ngủ chất lượng.