Uống bia mùa nóng- cẩn thận bệnh mỡ máu.
Bia là thức uống ưa thích của phần đông nam giới Việt, trong những ngày hè nóng bức, có không ít người uống bia để giải nhiệt. Đi kèm với việc này là nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trong đó có mỡ máu cao.
Bia là gì?
Bia được làm từ những thành phần chính như đại mạch, gạo, hoa bia, nước,… nên có chứa nhiều a-xít amino, vitamin B1, B2, B6, chứa cồn và có một ít năng lượng trong đó. Bên cạnh đó, bia còn chứa CO2 nên sau khi vào cơ thể CO2 lập tức thải ra bên ngoài cơ thể và mang theo một phần nhiệt, khiến bạn cảm thấy cơ thể sảng khoái, mát mẻ.
Tuy nhiên, bia không cung cấp nước cần thiết khi cơ thể đang khát. Ngược lại, uống bia càng khiến cơ thể mất nước, khát nước nhiều hơn. Bia cung cấp cho cơ thể năng lượng rỗng nên ảnh không nhỏ tới sức khỏe. Chính những lý do đó, uống bia để giải khát ngày hè là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Uống rượu bia ngày nắng nóng: Cẩn thận bị mỡ máu cao
Cholesterol là một chất béo được mang đi khắp cơ thể bởi các protein. Khi cholesterol và protein kết hợp với nhau, chúng được gọi là lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein là LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) và HDL (lipoprotein tỷ trọng cao). Việc tiêu thụ rượu có những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe của bạn tùy thuộc vào lượng bạn uống. Nó có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn.
Uống một lượng rượu vừa phải (1 ly rượu vang mỗi ngày) đã được chứng minh là có tác động tích cực đến mức lipoprotein tỷ trọng cao HDL. HDL được cho là làm chậm sự tích tụ mảng bám động mạch, ngăn chặn nguy cơ xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, uống quá mức rượu bia có thể làm tăng lipoprotein mật độ thấp LDL. Nồng độ LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì chúng làm tăng sự tích tụ mảng bám động mạch và khiến nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.
Uống quá nhiều rượu làm tăng mức cholesterol của bạn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol LDL và chất béo trung tính khi so sánh với người không uống rượu với những người uống rượu nặng thường xuyên. Những người uống rượu nặng thường xuyên cũng được xác định có mức cholesterol HDL thấp.
Ngoài việc tiêu thụ rượu quá mức, các yếu tố lối sống khác như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc và không tập thể dục hàng ngày có thể góp phần làm tăng lượng cholesterol LDL trong máu. Các tình trạng như tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan hoặc tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ LDL.