Cholesterol là gì? Cholesterol tốt hay xấu.
Cholesterol có vai trò trong việc cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác
Tóm tắt nội dung
Cholesterol là gì?
Đây là một loại chất béo có hình dạng giống như những cục sáp nằm trong mạch máu. Cholesterol trong máu rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Chất béo này tham gia vào quá trình sản xuất hormone và các tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp chuyển hóa các chất béo có trong thức ăn. Mọi người đều cần một lượng cholesterol nhất định trong máu. Nếu quá nhiều cholesterol trong máu sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe.
Cholesterol đến từ hai nguồn: Từ cơ thể của bạn và từ thức ăn mà bạn ăn vào. Gan và các tế bào khác của cơ thể tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, 25% còn lại do thức ăn cung cấp.
Phân loại:
Theo các nhà khoa học, hiện nay Cholesterol được chia thành 2 loại chính:
LDL – Cholesterol xấu và HDL- Cholesterol tốt.
Ngoài ra, còn có Lp(a) Cholesterol, một biến thể của LDL – Cholesterol.
LDL – Cholesterol (loại xấu)
LDL – Cholesterol có vai trò vận chuyển hầu hết Cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng của LDL – Cholesterol tăng nhiều trong máu sẽ xuất hiện hiện tượng đọng mỡ ở thành mạch máu, đặc biệt là tim và phổi dẫn đến xơ vữa động mạnh. Chính bởi vì vậy LDL – Cholesterol được gọi là Cholesterol xấu.
LDL – Cholesterol tăng cao sẽ khiến mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hay tắc mạch máu, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến biến chứng, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Hàm lượng LDL -Cholesterol phụ thuộc vào yếu tố gia đình, các thói quen ăn uống, sinh hoạt. Những người hút thuốc lá, không tập thể dục hoặc chế độ ăn không khoa học, đái tháo đường và cao huyết áp sẽ có hàm lượng LDL – Cholesterol tăng cao.
HDL – Cholesterol (loại tốt)
HDL – Cholesterol sẽ chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng Cholesterol có trong máu. Cholesterol loại tốt có nhiệm vụ vận chuyển Cholesterol từ máu về gan, bên cạnh đó đưa Cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, giúp hạn chế các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Hàm lượng HDL – Cholesterol sẽ giảm đối với những người có thói quen hút thuốc lá, thừa cân,không tập thể dục thường xuyên, béo phì…
Ý nghĩa đối với cơ thể của Cholesterol là gì?
Việc tìm hiểu những vai trò cụ thể của Cholesterol là gì trong cơ thể sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hình dung hơn về chất này.
- Cholesterol là nguồn sản xuất hormone steroid để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
- Chất này còn đóng vai trò tổng hợp nên Cortisol để tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng hàm lượng đường trong máu.
- Chất béo steroid Cholesterol còn là sản sinh ra hormone aldosterone để giữ nước và muối cho cơ thể.
- Chất béo LDL làm nhiệm vụ gắn trực tiếp với các vi khuẩn, virus nguy, vô hoạt hóa độc lực để hạn chế khả năng hiểm gây hại cho cơ thể.
- Chất lipid trong máu này còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Cholesterol là thành phần không thể thiếu tạo nên tất cả các tế bào trong cơ thể bởi chất. Một hàng rào bảo vệ bền vững được tạo nên từ các “viên gạch” Cholesterol và lipid phân cực thông qua hoạt động cấu trúc màng tế bào.
- Sự hình thành lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh (đóng vai trò ngăn cách các dẫn truyền xung thần kinh) không thể thiếu hợp chất Cholesterol.
- Bên cạnh các vai trò nói trên thì Cholesterol còn tham gia vào quá trình sản xuất dịch mật tại gan để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
- Nhờ các gốc tự do có trong lipid nên Cholesterol còn là chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể.
- Trường hợp cơ thể sau phẫu thuật có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hoặc tế bào bị cắt, gan nhanh chóng sản xuất ra Cholesterol, theo máu đi khắp cơ thể để dọn sạch và làm lành tổn thương.
Làm thế nào để hạn chế nguy cơ tăng Cholesterol trong máu?
Khi hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao vượt mức bình thường sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, các biện pháp hạn chế tăng Cholesterol là gì trở thành vấn đề phát sinh với không ít người. Vì vậy hãy nghe một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Cholesterol được đưa vào cơ thể qua thức ăn nên việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế chất béo có hại cho sức khỏe sẽ làm giảm khả năng tăng Choleeterol máu.
- Cách tốt nhất để giảm LDL – C và tăng HDL – C là nói không với rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể bởi những trường hợp bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao tăng hàm lượng lipid trong cơ thể.
- Vận động vừa phải, luyện tập thể thao luôn được khuyến khích với tất cả mọi người bởi đây là một thói quen rất tốt để giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật.