Tác dụng chữa bệnh của Bạch quả
Bạch quả trong Y học cổ truyền có tác dụng dược lý mạnh trong điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, tiền đình. Bên cạnh đó còn có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu cấp, tiểu rắt, nước tiểu đục… và còn nhiều tác dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.
Tóm tắt nội dung
1. Cây bạch quả là gì? Nguồn gốc và thành phần chính
Cây bạch quả có rất nhiều tên gọi khác nhau như: áp cước tử, công tôn thụ, ngân hạnh. Tên khoa học là Ginkgo biloba, có vị ngọt, hơi đắng nhẹ, tính bình, khí ôn, quy vào kinh phế và mạch đới.
Cây bạch quả có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc cách đây 3000 năm. Sau này, chúng được đưa về Việt Nam và trồng nhiều ở Sapa, Lào Cai. Tuy nhiên loài cây này sinh trưởng khá chậm.
Thành phần chính của bạch quả bao gồm:
- Nhân Bạch quả chứa 1,5 % chất béo, 5,3 % protein, 68 % tinh bột, 1,57 % tro, 6 % đường
- Vỏ Bạch quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol
- Hạt bạch quả chứa nhiều dầu béo
- Lá Bạch quả chứa 2 loại hoạt chất chính là các hợp chất flavonoid và các terpenoid. Và còn chứa một số acid hữu cơ như Hydroxykinurenic, kinurnic, parahydroxybenzoic, vanillic.
2. Cây bạch quả có tác dụng gì?
- Bạch quả ích khí, ích phổi, giáng khí bình suyễn, khỏi chứng tiểu tiện, hết chứng khí hư, bạch đới.
- Bạch quả ăn sống tiêu được đờm, giải rượu, tiêu độc, sát trùng.
- Nhưng cũng không nên ăn nhiều loại quả này vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh chứng đầy bụng, khó chịu.
- Lá bạch quả được dùng để điều trị vết lở loét ngoài da, điều trị tiêu chảy. Đồng thời cũng là loại thuốc bổ cho tim phổi.
- Tây Y ngày nay ứng dụng bạch quả trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ, thiểu năng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer, thoái hóa điểm vàng, trầm cảm, lo âu, căng thẳng, ù tai, hội chứng Raynaud, viêm tắc mạch máu chi.
- Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
3. Một số bài thuốc hay từ cây bạch quả để chữa bệnh
- Tăng lưu lượng tuần hoàn máu ở não:
Dùng cao bạch quả với tiêu chuẩn hóa liều 120mg (có tác dụng tương đương với dihydroergotoxin liều 4,5mg) trong 6 tuần.
- Chữa ho có đờm, cảm lạnh, hơi thở có suyễn, thở khò khè:
Dùng 7 trái bạch quả nước chín cùng lá ngải cứu bằng cách: mỗi 1 trái bạch quả bọc kín bằng 1 lớp ngải cứu, sau đó bọc toàn bộ lại bằng lớp giấy bên ngoài. Đem tất cả đi nướng chín cho thơm. Bạn tháo bỏ toàn bộ lớp giấy và ngải cứu và ăn phần bạch quả. Ngày ăn 3-4 quả giúp giảm tình trạng ho khò khè, đờm, hen suyễn rất tốt.
- Chữa đái buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu trắng đục:
Dùng 10 trái bạch quả, chia đôi 5 quả đun nước uống, 5 quả để chín. Ăn hết trong ngày.
- Giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng:
Pha 1 thìa café lá bạch quả tán nhuyễn với 100ml nước sôi, hãm trong 7-10 phút để uống sẽ giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi.
4. Những ai không nên dùng cây bạch quả?
- Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều bạch quả.
- Ăn nhiều bạch quả có thể bị trúng độc, khiến đau bụng, đi ngoài, phát sốt, hôn mê, co rút, tê liệt hô hấp, thậm chí là tử vong.
- Không dùng bạch quả ít nhất trước 3 ngày phẫu thuật.
- Phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng bạch quả vì có thể gây xuất huyết, sảy thai.