Viêm amidan, nguyên nhân, cách điều trị
Viêm amidan là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể kéo theo một loạt biến chứng như viêm tai giữa, viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết,… Chính vì thế, việc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục bệnh là rất quan trọng.
Tóm tắt nội dung
Viêm amidan là gì?
Amidan là khối mô mềm tương tự như các hạch bạch huyết (lympho) nằm phía sau hầu họng, có cấu tạo gồm: amidan khẩu cái, amidan vòm, amidan lưỡi và amidan vòi.
Amidan đóng vai trò như một tuyến bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào hệ hô hấp. Tuy nhiên, khi gặp phải sự cố tấn công ồ ạt và liên tục của virus, vi khuẩn, amidan quá mức chịu đựng sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ gọi là viêm amidan.
Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Bệnh được chia thành viêm amidan cấp tính và mãn tính (mạn tính). Trong trường hợp bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ hình thành nên các ổ mủ, hơi thở có mùi hôi khó chịu và được gọi là viêm amidan hốc mủ.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ra sao?
Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn (vi khuẩn liên cầu thận, cầu tan huyết nhóm A, chủng ái khí và yếm khí, tụ cầu…), virus (Influenza, Enterovirus, Parainfluenza, Adenovirus…) xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
– Ăn nhiều thực phẩm lạnh như kem, đá,…
– Môi trường sống ô nhiễm
– Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến chúng ta khó thích nghi
Triệu chứng viêm amidan người bệnh thường gặp là:
– Amidan sưng đỏ và có thể xuất hiện dịch phủ màu trắng, vàng gây hôi miệng
– Đau rát họng, họng xuất hiện vết loét hoặc phòng rộp
– Ho khan, giọng nói có thể bị thay đổi
– Sốt, ớn lạnh về chiều
– Sưng hạch ở cổ hoặc hàm
– Ở trẻ em, có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn trớ, biếng ăn…
Viêm amidan có lây không? Có nguy hiểm không?
bệnh viêm amidan không lây truyền từ người này sang người khác nhưng lại có tính di truyền.
Bệnh viêm amidan nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi – phế quản hay nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ, viêm cầu thận, viêm ngoài màng tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết… Do đó, lương y Tuấn khuyên mọi người nên thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Đâu là phương pháp điều trị viêm amidan phổ biến hiện nay?
Với trường hợp viêm nhẹ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số cách đơn giản nhằm hỗ trợ làm giảm đau họng tại nhà. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ và điều trị bằng thuốc uống (thuốc Tây y, Đông y) hoặc phẫu thuật.
Một số cách hỗ trợ điều trị viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số cách hỗ trợ chữa viêm amidan tại nhà, giúp giảm triệu chứng đau họng, vướng họng, ho khan… người bệnh có thể tham khảo là:
– Lá hẹ tươi: Rửa sạch và cắt khúc sau đó trộn 2 thìa mật ong, hấp cách thủy 15 phút, phần nước thu được dùng uống hàng ngày.
– Dùng lá diếp cá: Rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, vớt ra, đem đi đun sôi với nước vo gạo, chắt nước cốt để uống hàng ngày.
– Trà gừng: Cạo vỏ 1 củ gừng, thái lát mỏng, đập dập rồi pha với nước nóng, sau 10 phút thêm vào 1 thìa mật ong và uống khi còn ấm.
Chữa viêm amidan bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm amidan là phương pháp phổ biến nhiều người lựa chọn. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị thường được bác sĩ tư vấn dùng trong trường hợp này là:
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc giảm đau
– Thuốc giảm ho và sung huyết
– Viên ngậm, thuốc xịt để sát khuẩn
Phẫu thuật cắt amidan
Với trường hợp viêm amidan mãn tính, hốc mủ hoặc có tiên lượng gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi và người trên 45 tuổi nên hạn chế phẫu thuật. Nguyên nhân vì trẻ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch còn yếu, còn người trên 45 tuổi nếu cắt amidan sẽ dễ bị chảy máu, nhiễm trùng do amidan xơ dính hoặc có các bệnh lý nền khác như tim mạch, huyết áp,…
Hơn nữa, cắt bỏ amidan đồng nghĩa với việc loại bỏ đi một hàng rào quan trọng bảo vệ đường hô hấp và khiến bạn dễ mắc các bệnh hô hấp hơn so với trước đây.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Đông y
Khi nhắc đến viêm amidan uống thuốc gì, mọi người có thể cân nhắc sử dụng thuốc Đông y. Với cơ chế khắc phục bệnh từ căn nguyên, thuốc Đông y sẽ đi sâu vào các cơ quan tạng phủ để đào thải, hỗ trợ loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp tái tạo, phục hồi những tổn thương ở cổ họng, tăng sức đề kháng, ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Nam hay thuốc Đông y thường có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên nên an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.