9 DÂU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT CẢM LẠNH Ở TRẺ

Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh từ sớm để kịp thời đưa ra biện pháp chữa trị và chăm sóc trẻ là biện pháp hàng đầu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tổng quan bệnh cảm lạnh ở trẻ

Cảm lạnh là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ trong độ tuổi 1 – 2 tuổi. 

Bệnh cảm lạnh do virus gây ra. Có khoảng 200 loại virus có khả năng gây bệnh cảm lạnh, trong đó, thủ phạm chính là rhinovirus. Vì cảm lạnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng đối với những trường hợp trẻ bị cảm lạnh.

Bệnh cảm lạnh rất thường gặp và không quá đáng lo nếu ba mẹ biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.  Tuy nhiên cũng có trường hợp biến chứng khi không được điều trị kịp thời, dẫn đến những tình trạng nguy hiểm nên ba mẹ không được chủ quan.

Cảm lạnh ở trẻ

Nguyên nhân khiến bé bị cảm lạnh

Nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh như đã nói ở trên là do virus gây ra. Các virus này xâm nhập vào hệ thống hô hấp của bé một cách trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với người nhiễm bệnh. 

Trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, những nguyên nhân dưới đây có khả năng thúc đẩy nguy cơ bé bị cảm lạnh cao hơn:

  • Trẻ vô tình hít phải virus gây bệnh.
  • Thời tiết thay đổi thay đổi, hanh khô hơn, tạo điều kiện cho virus gây cảm lạnh xâm nhập và phát triển mạnh mẽ, gây bệnh cho bé.
  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Người lớn bị cảm lạnh chạm vào mũi, miệng của mình rồi tiếp xúc trực tiếp với bé.
  • Trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi có chứa virus gây cảm lạnh.
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết, thường xuyên hít phải khói thuốc lá khiến hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh hơn.

9 dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Thời gian ủ bệnh của bệnh cảm lạnh ở trẻ thường ngắn, khoảng 1 – 3 ngày, sau đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh đầu tiên. Các triệu chứng phổ ban đầu thường gặp gồm: 

  • Bé bị sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Bé bị ho, đau họng.
  • Nước mũi ban đầu trong, loãng, sau đó đặc dần và chuyển sang màu vàng hoặc vàng xanh.

Những ngày tiếp theo, các triệu chứng ban đầu giảm dần nhưng lại xuất hiện thêm các triệu chứng điểm hình, dễ nhận biết khác như:

  • Trẻ sốt cao.
  • Nôn trớ.
  • Bé mệt mỏi, chán ăn, bú kém.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, chảy nước mắt.
  • Ho, nghẹt mũi… khiến bé khó ngủ.
  • Có thể xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ hoặc sau đầu.

Ngoài những dấu hiệu trên, trẻ có thể bị tiêu chảy. Tuy nhiên, triệu chứng này khá hiếm gặp.

Nôn trớ – Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh đáng lo ngại

Không chỉ ho, sổ mũi, sốt…, khi bị cảm lạnh, nhiều trẻ còn có biểu hiện là nôn trớ. Nguyên nhân là do bé nuốt phải nước mũi, nước bọt, thậm chí là nuốt đờm vào dạ dày. Những dịch tiết này khiến bé bị đầy bụng, gây nôn – một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Với những em bé bị nôn trớ nhẹ, không quấy khóc nhiều, không sốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Hãy cho bé nghỉ ngơi sau nôn trớ, không bắt con ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng 30 phút – 1 tiếng sau đó.

Tiếp theo, để giúp bé cảm thấy dễ chịu, hãy xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Sau khi bé được nghỉ ngơi sau nôn thì cho bé bú mẹ (với trẻ sơ sinh) và cho bé ăn nhẹ bằng bánh quy, bánh mì, trái cây (đối với trẻ lớn hơn).

Trẻ bị cảm lạnh bao nhiêu lần trong năm?

Trẻ nhỏ rất hay bị cảm lạnh. Vậy trẻ thường bị cảm lạnh mấy lần trong một năm?

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh 8 – 10 lần trong một năm, cho đến khi chúng được 2 tuổi. Trẻ lớn hơn nhưng chưa đi học mẫu giáo có thể bị cảm lạnh khoảng 9 lần/năm. Trường hợp bé đi mẫu giáo thì có thể bị cảm lạnh khoảng 12 lần mỗi năm và khi trẻ lớn hơn thì bị khoảng 2 – 4 lần/năm.

Thời gian trẻ bị cảm lạnh thường vào tháng 9 đến tháng 3 – 4 năm sau. Đây là thời điểm lạnh trong năm nên trẻ dễ bị cảm lạnh hơn những mùa khác.

Biện pháp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh ở trẻ

Cảm lạnh khiến bé khó chịu, mệt mỏi, vì thế cần có những biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Ba mẹ hãy áp dụng những cách sau để chăm sóc bé khi con bị cảm lạnh:

  • Cho trẻ uống nhiều nước/sữa hoặc đồ ăn loãng như cháo, súp, canh…
  • Giảm ho cho trẻ bằng siro ho thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như: chanh đào ngâm mật ong, hoa hồng bạch hấp cách thủy, massage gan bàn chân bằng dầu nóng… (lưu ý trẻ sơ sinh không được dùng mật ong).
  • Vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nước muối biển sâu hoặc hút mũi cho bé khi bé bị chảy nước mũi nhiều.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều nếu trẻ mệt.
  • Tạo độ ẩm cho phòng của bé để con không bị khô mũi, khó thở.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió.

Cảm lạnh ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy chăm sóc bé chu đáo hơn ngày thường để con nhanh chóng khỏi bệnh.

 

Tác giả: Nguyen Trang
Tags:
Nguyen Trang
Tác giả
Nguyen Trang
Mạng xã hội