viêm amidan biểu hiện thế nào? Có nguy hiểm không

Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh thường tái lại nhiều lần và rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh.

Viêm amidan là gì?

Amidan được xem là tấm “áo giáp” bảo vệ hệ hô hấp: vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, vì là lớp chắn đầu tiên nên bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus. Và, khi có quá nhiều sự tấn công từ tác nhân gây hại, amidan bị suy yếu, dễ rơi vào tình trạng sưng và viêm.

Amidan là tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp
Amidan là tấm lá chắn bảo vệ hệ hô hấp

Amidan là tổ chức lympho phía sau cổ họng, cấu tạo đặc thù có nhiều khe, hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, Việt Nam với đặc điểm khí hậu nóng ẩm càng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Điều này lý giải cho tình trạng nhiều người bị viêm amidan tái lại nhiều lần trong năm.

Ngoài ra, hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ và người già suy giảm càng tạo cơ hội để virus và vi khuẩn tấn công. Vì thế, đây là nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ra sao?

Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn (vi khuẩn liên cầu thận, cầu tan huyết nhóm A, chủng ái khí và yếm khí, tụ cầu…), virus (Influenza, Enterovirus, Parainfluenza, Adenovirus…) xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

– Ăn nhiều thực phẩm lạnh như kem, đá,…

– Môi trường sống ô nhiễm

– Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến chúng ta khó thích nghi

Triệu chứng viêm amidan người bệnh thường gặp là:

– Amidan sưng đỏ và có thể xuất hiện dịch phủ màu trắng, vàng gây hôi miệng

Hình ảnh Amidan khi bị viêm
Hình ảnh Amidan khi bị viêm

– Đau rát họng, họng xuất hiện vết loét hoặc phòng rộp

– Ho khan, giọng nói có thể bị thay đổi

– Sốt, ớn lạnh về chiều

– Sưng hạch ở cổ hoặc hàm

– Ở trẻ em, có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn trớ, biếng ăn…

Phân loại bệnh viêm amidan

Viêm amidan cấp tính

Dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm amidan cấp tính là tình trạng cơ thể sốt 39-40 độ C, cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho. Các triệu chứng tiếp theo có thể xuất hiện như lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và sưng; toàn thân mệt mỏi, chán ăn và có dấu hiệu tiểu ít, táo bón.

Viêm amidan mãn tính

Nếu tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới viêm amidan mãn tính với những biểu hiện giống với viêm cấp tính nhưng có kèm theo một số triệu chứng khác như:

Viêm amidan bị tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới mãn tính
Viêm amidan bị tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới mãn tính
  • Miệng có mùi hôi
  • Sốt tái lại nhiều lần
  • Cảm giác vướng víu nơi cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc uống nước
  • Thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt khi về chiều
  • Ho khan từng cơn, khạc nhổ có đờm và thường có những cơn ho kéo dài
  • Giọng nói thay đổi do ho nhiều gây đau họng, rát cổ họng
  • Thở khò khè, người lớn ngủ ngáy, trẻ em có thể gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ

Viêm amidan mãn tính cũng có thể gây ra sỏi amidan. Nguyên nhân là do các mảnh vật chất như tế bào chết, nước bọt và thức ăn tích tụ trong các kẽ của amidan. Một thời gian sau, các mảnh vụn có thể đông cứng lại thành những viên sỏi nhỏ. Chúng có thể tự bong, hoặc cần các thủ thuật y tế để lấy ra.

Viêm amidan mãn tính có thể gây ra sỏi amidan
Viêm amidan mãn tính có thể gây ra sỏi amidan

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát có nguồn cơn từ viêm amidan mãn tính. Các tác nhân gây bệnh có sẵn trong amidan chỉ chờ thời cơ là chuyển qua giai đoạn quá phát. Khi bước sang giai đoạn này, người bệnh thường bị sốt, đau họng, sưng amidan. Các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng sẽ kéo dài hơn. Viêm amidan quá phát xảy ra khoảng 4 lần mỗi năm.

 

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi – phế quản hay nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ, viêm cầu thận, viêm ngoài màng tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết…

 

Phương pháp điều trị viêm amidan

Có rất nhiều phương pháp điều trị, chữa viêm amidan như:

Điều trị nội khoa (dùng thuốc…)

Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này giúp ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, nguy cơ cao sẽ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng nếu không tuân theo liều dùng của bác sĩ.

Viêm do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh để điều trị
Viêm do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh để điều trị

Một số mẹo để giảm triệu chứng:

Một số mẹo  giúp làm giảm triệu chứng, nhanh hồi phục::

    • Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
    • Súc miệng bằng nước ép hành: Nguyên liệu: một củ hành, một ly nước ấm. Hành bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào ly cốc nước ấm. Khuấy đều. Súc miệng cùng hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
    • Gừng và mật ong: Nguyên liệu: mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt thành lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Sau tất cả các giải pháp trên, phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan.

Phẫu thuật cắt amidan sẽ trị khỏi dứt điểm viêm amidan
Phẫu thuật cắt amidan sẽ trị khỏi dứt điểm viêm amidan

Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:

  • Khó thở khi ngủ
  • Thở khó khăn
  • Khó nuốt
  • Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh

 Viêm amidan là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến thăm khám để được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan không được chỉ định với những đối tượng:

  • Bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)
  • Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ
  • Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định
  • Người ở vùng đang có bệnh dịch
  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Tác giả: Pham Hung
Tags:
Pham Hung
Tác giả
Pham Hung
Mạng xã hội