Tỳ bà diệp, công dụng tuyệt vời của vị thuốc từ núi rừng

Từ lâu, Tỳ bà diệp là dược liệu quý trong Đông y. Vị thuốc này có tác dụng trừ đờm, thanh phế, chống nôn, điều hòa tỳ vị, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp, cảm lạnh… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.

Giới thiệu về Tỳ bà diệp

  • Tên thường dùng: Tỳ bà diệp, Ba diệp, Nhót tây, Thanh trích tỳ bà diệp (rửa sạch rồi sao), Mật trích Tỳ bà diệp (tẩm nước mật hoặc nước đường sao), Tỳ bà lộ (cất lấy nước).
  • Tên khoa học: Folium Eriobotryae japonicae.
  • Họ khoa học: họ Hoa Hồng (Rosaceae).

  Đặc điểm hình thái

Tỳ bà diệp
Tỳ bà diệp

Tỳ bà – Nhót tây là một cây thuốc quý, cây cao 6 – 8m.

Lá mọc so le, phiến hình mác, nhọn, dai, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.

Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15 – 20mm, có lông màu hung đỏ.

Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3 – 4cm. Đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1 – 2 hạt không phôi nhũ.

Mùa quả chín vào tháng 4, tháng 5.

Phân bố, thu hái:

 Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lặng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc, Nhật Bản.

Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng.

 Nhân hạt tỳ bà gọi là tỳ bà nhân.

Thành phần hóa học

dầu dễ bay hơi

Các thành phần chính của dầu là nerolidol và farnesol, cũng như rượu pinene, camphene, myrcene, p-cymene linalool và các oxit của nó, v.v.

Triterpenoids

Có hơn một chục hợp chất triterpenoid trong tỳ bà diệp, là thành phần hoạt động chính của tỳ bà diệp, và hầu hết chúng là triterpenoid pentacyclic loại ursane và oleanane. Người ta đã phân lập được 6 triterpenoit từ chiết xuất n-butanol của lá loquat, và xác định chúng  axit oleanolic , axit 2α-hydroxyoleanolic, axit ursolic, axit 2α-hydroxyursolic, axit pomoic, axit và axit rosic.

Sesquiterpenes

Các sesquiterpenoids trong tỳ bà diệp chủ yếu bao gồm sesquiterpene nerolidol là gốc và tạo thành glycoside với glucose và rhamnose, bao gồm sesquiterpenes chuỗi và đơn vòng.

flavonoid

Các flavonoid aglycone chứa trong tỳ bà diệp chủ yếu là kaempferol và quercetin. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy sự hiện diện của glycoside flavonoid đã acetyl hóa.

Polyphenol

Tỳ bà diệp chứa nhiều hợp chất polyphenol , cốt lõi là flavonoid, flavan-3-ols, chủ yếu bao gồm axit Chorogenic, (-) epicatechin,

Procyanidin B-2, Proeyanidin oligomer.

Axit hữu cơ

Tỳ bà diệp có chứa các axit hữu cơ như axit tartaric, axit xitric và axit malic.

Khác

Tỳ bà diệp cũng chứa glycoside loquat, amygdalin, v.v. 

Tính vị quy kinh

Tính chất hơi lạnh, vị đắng, có tác dụng thanh phổi, giảm ho, giảm nghịch và giảm nôn.

Quy kinh: phế và vị.

Chủ trị:

  • Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.
  • Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).
  • Đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.
Tỳ bà diệp chữa ho
Tỳ bà diệp chữa ho

Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị thuốc Tỳ bà diệp theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Trong đó, dược liệu được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g.

Lưu ý

Khi dùng Tỳ bà diệp phải chải sạch lông. Muốn dùng chống nôn thì tẩm gừng, nướng. Chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong, nướng.

Kiêng kỵ

  • Người bị ho và nôn mửa do lạnh không nên dùng Tỳ bà diệp.
  • Cơ thể suy nhược, bệnh lâu ngày, tay chân lạnh, lạnh bụng.
  • Dị ứng với thành phần của dược liệu.

 

Tác giả: Pham Hung
Tags:
Pham Hung
Tác giả
Pham Hung
Mạng xã hội