Tác dụng và cách dùng rau má chữa bệnh
Rau má loại rau quen thuộc được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, nhưng đây cũng là vị thuốc được sử dụng rất nhiều với những tác dụng chữa bệnh được y học quan tâm như giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị rôm sảy, táo bón… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng rau má trong điều trị bệnh để đạt được hiệu quả nhất, tránh những tác dụng không mong muốn mà vị thuốc này có thể mang lại.
-
Một số đặc điểm của rau má
– Rau má hay còn được gọi là lôi công thảo, tích tuyết thảo, là loại thân nhỏ gầy và nhẵn, có màu xanh lục hay lục có ánh đỏ, thân bò lan, rễ có các mấu. Lá hình thận, có gân hình chân vịt trơn nhẵn. Rễ mọc thẳng đứng, hoa màu trắng hoặc phớt đỏ mọc thành những tán nhỏ tròn gần mặt đất. Quả hình mắt lưới dày, thường chín sau 3 tháng.
– Rau má sinh trưởng quanh năm, được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở những nơi đất ẩm, ven đường, bãi hoang, bờ ruộng và được phân bố khắp nơi ở nước ta.
– Tất cả bộ phận từ cây và rễ, lá đều được sử dụng làm thuốc, có thể thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hai mang rửa sạch, phơi hoặc sấy khô cũng có thể nghiền thành bột.
-
Công dụng của rau má
Rau má có vị đắng, tính hàn dùng để điều trị một số bệnh sau đây:
- Rau m.á có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích cơ thể thải ra các độc tố như nước, muối, chất béo dư thừa trong cơ thể đồng thời vẫn giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.
- Loại rau này còn giúp giảm sưng, giúp lưu thông máu trong cơ thể và các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch.
- Sử dụng rau má thường xuyên giúp làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra, giúp ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch, giảm nhanh cơn đau tim.
- Trong đông y thường sử dụng rau má giúp lợi tiểu, nhuận gan, dùng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh như rôm sảy, bạch đới, khí hư, thổ huyết và mụn nhọt.
- Rau m.á không chỉ để làm thuốc chữa bệnh mà có có cộng dụng trong làm đẹp khá là hiệu quả. Dùng nước rau m.á dưỡng ẩm cho da, làm chậm lão quá trình lão hóa, làm mát da mặt, trị mụn và sẹo.
- Rau m.á cũng có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng, tăng khả năng tập chung, cải thiện trí nhớ ở người già.
- Ngoài ra dân gian còn dùng rau m.á hạ sốt nhanh chóng cho trẻ nhỏ, chữa các bệnh vảy nến, eczema, viêm loét, viêm gan, hen xuyễn.
-
Bài thuốc chữa bệnh từ rau má
– Hạ sốt cho trẻ: Lấy rau m.á phơi khô lượng vừa đủ mang sắc nước uống, cứ vài tiếng thì cho trẻ uống vài thìa lặp lại như vậy trẻ sẽ nhanh hạ sốt.
– Tăng cường trí nhớ: Rau m.á khô sắc nước uống hoặc lấy rau má tán thành bột hòa chung với sữa, hàng ngày uống từ 3 – 5g rất tốt cho người bị suy giảm trí nhớ.
– Chữa đau lưng, đau bụng trong kỳ kinh: Rau m.á mang phơi khô tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 2 muỗng cà phê uống vào mỗi buổi sáng.
– Chữa tiêu chảy: 30 – 40g rau m.á rửa sạch thêm chút muối rồi ăn sống hoặc luộc.
– Mát gan giải độc cơ thể: Lấy 30 – 100g rau m.á tươi mang rửa sạch dã nát sắc nước uống mỗi ngày hoặc lấy 15 – 30g rau má khô sắc nước uống hàng ngày.
– Hạ huyết áp: 16g rau m.á, 12g lá tre, 16g rễ nhàu, 12g rễ kiến cò, 12g rễ cỏ tranh, 12g rễ cỏ xước, 12g lá dâu. Sắc các vị thuốc trên uống thay nước lọc mỗi ngày.
– Chữa vàng da: 30 – 40g rau má rửa sạch, sắc chung với 30g đường phèn, lấy nước uống hàng ngày.
– Chữa ung nhọt độc: Một nắm rau má tươi rửa sạch, mang dã nát đắp lên vùng bị mụn nhọt kết hợp với sắc nước uống khoảng 30 – 60g rau má.
– Chữa mẩn ngứa, rôm sẩy: Lấy 30 – 100g rau má dã nát vắt lấy nước cốt uống, hoặc dùng máy say sinh tố say nguyễn hòa với đường rồi uống.
– Chữa sẹo thâm: Rau má phơi khô nghiền thành bột sau đó rửa mặt sạch lấy bột rau má đắp lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước. Đắp mỗi ngày 2 lần liên tục trong vòng 4 tháng.
Lưu ý:
– Phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh gan, bệnh nhân tiểu đường, ung thư không được dùng rau m.á.
– Nên dùng rau m.á đúng liều lượng, không nên lạm dụng sẽ bị nhức đầu, tiêu chảy.