Codetree – sản phẩm thuốc ho cho người lớn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree với thành phần là cát cánh, bách bộ, xuyên tâm liên, tỳ bà diệp…sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người lớn trong hỗ trợ điều trị giảm ho, long đờm, đau rát họng, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân gây ra ho ở người lớn
- 2 Codetree- sản phẩm thuốc ho thảo dược phù hợp cho người lớn
Nguyên nhân gây ra ho ở người lớn
Thời tiết tay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm dẫn đến sự suy giảm sức đề kháng, khiến người lớn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Mùa lạnh là môi trường thích hợp để virus và vi khuẩn ở đường hô hấp sinh sôi phát triển. ở thời điểm này không khí hanh khô nên cổ họng dễ bị kích ứng gây nên hiện tượng ho.
Bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,…thường có biểu hiện bệnh lý bên ngoài là ho, và triệu chứng ho thường là cấp tính. Vì vậy, một sản phẩm giảm ho ngay tại thời điểm chớm bệnh để tránh diễn tiến nặng hơn là vô cùng thích hợp.
Codetree- sản phẩm thuốc ho thảo dược phù hợp cho người lớn
Codetree là sản phẩm tâm huyết của các thầy thuốc công ty pharmatree. Được sản xuất trong một quy trình quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng, tất cả chỉ vì mục đích cho ra một sản phẩm thuốc chất lượng cho người tiêu dùng.
Thành phần:
- Bạch Truật 400 mg
- Cát Cánh 350 mg
- Bách Bộ 350mg
- Qua lâu Nhân 350mg
- Côn Bố 300mg
- Thiên Môn 200mg
- Mạch Môn 200mg
- Mạnh Nha 200mg
- Sơn Tra 200mg
- Kê Nội Kim 200mg
- Xuyên Tâm Liên 100mg
- Tỳ Bà Diệp 100mg
- Lai Phục Tử 100mg
- Cam Thảo 50mg
Đặc điểm thành phần tác dụng
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một loại dược liệu vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và ĐÔNG NAM Á nói chung. Từ 1990 trở về trước xuyên tâm liên được dùng khá phổ biến vì phổ tác dụng rất rộng.
Xuyên tâm liên có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, kháng viêm …nên thường xuyên được dùng trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như cảm cúm viêm họng…
Mới đây, bộ y tế đã cho phép sử dụng xuyên tâm liên trong điều trị covid 19 vì tính kháng mạnh của dược liệu này.
Cát cánh
Cây cát cánh hay còn được gọi là kết cánh, mộc tiện, bạch dược, cánh thảo hay phù hổ,…
Thường phân bố ở khu vực đông bắc châu á như nhật bản, trung quốc, triều tiên…
Cát cánh có chứa saponin- thành phần hóa học có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt… Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài, vì vậy dược liệu cát cánh có tác dụng long đờm giảm ho hiệu quả
Cây thuốc cát cánh có vị cay tính hơi ôn (theo Bản Kinh), vị đắng không có độc và tính bình (theo Dược Tính Bản Thảo), vị cay đắng và tính hơi ấm (theo Trung Dược học). Quy vào kinh phế, túc thiếu âm Thận, dương minh Vị và thái âm Tỳ
Cây thuốc cát cánh có tác dụng tuyên thông phế khí, loại bỏ đờm, tiêu nùng, bài nùng và lợi yết,… Đồng thời cát cánh chủ trị các chứng do phong hàn, bế tắc ở phế như cổ họng sưng đau, ho có đờm, tắc tiếng hoặc khàn tiếng,… Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc đông y nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được tư vấn cũng như có liệu trình điều trị phù hợp.
Bách bộ
Bách bộ còn có tên khác là dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác…
Bách bộ mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt tại vùng đồi núi như: Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Kon Tum… Vị thuốc này dễ bị nhầm lẫn với các loại sâm “bồi bổ sinh lực” đắt tiền quý hiếm khác như: Đảng sâm, sâm Ngọc Linh…
Trong Bách bộ (rễ củ) chứa các alcaloid, chủ yếu là những hoạt chất có tên stemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin; 0,83% lipid, 2,3% glucid, 9,0% protid, các acid hữu cơ (malic, suecinic, citric, formic…)…
Thành phần Stemonin trong dược liệu có khả năng làm giảm tính hưng phấn tại trung tâm hô hấp của động vật, ức chế những phản xạ ho. Ngoài ra dược liệu còn có khả năng chữa bệnh lao hạch.
Trong Y Học Cổ Truyền, cây bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơn ôn, quy kinh vào phế. Công năng giúp nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Chủ trị ho bởi nguyên nhân hư lao, thường được sử dụng trong điều trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun kim, giun đũa.
Tỳ bà diệp
Tỳ bà diệp còn gọi lá cây tỳ bà, lá nhót tây, là lá phơi khô của cây tỳ bà (nhót tây)
Cây tỳ bà có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay tỳ bà đã được trồng ở một số địa phương của nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội,…
Thành phần chính có trong vị thuốc này là tinh dầu dễ bay hơi, các acid amin, các chất chống oxy hoá và các loại vitamin B và C. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ nên những sản phẩm có chiết xuất từ Tỳ bà diệp thường có tác dụng kháng khuẩn.
Theo Đông y, tỳ bà diệp có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh phế và vị. Có tác dụng làm mát phổi, thanh vị (làm mát dạ dày), chống nôn, chữa ho, hoá đờm…
Thiên môn
Cây thiên môn đông còn có tên gọi khác là thiên môn, dây tóc tiên, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (Hmông), mè mằn, mằn săm (Tày), dù mác siam (Dao).
Ở Việt Nam, thiên môn mọc được trồng khắp nơi để làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh và hàng rào. Thiên mông đông được biết đến là một vị thuốc quý với nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian.
Trong thiên môn có chất asparagin là một axit amin có tinh thể hình trụ. Ngoài ra, rễ củ thiên môn còn chứa phytosterol mà thành phần chính là β-sitosterol và stigmasterol.
Thân và lá dây tóc tiên có chứa flavonoid mà thành phần chính là rutin và một glycosid khác có aglycon là kaempferol.
Theo y học cổ truyền, thiên môn có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, quy vào các kinh phế, thận và có tác dụng tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân.
Thiên môn đông được dùng để chữa phế ung, hư lao, ho, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch hao tổn, táo bón. Trong dân gian còn hay dùng thiên môn làm thuốc bổ chữa ho, sốt.
Mạch môn
Mạch môn hay Mạch môn đông còn có tên gọi là Lan tiên, Mạch đông. Vì lá cây giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi cho nên gọi là Mạch đông.
Mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hiện nay, mạch môn được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi và được trồng để làm dược liệu.
Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng phía Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên,…
Hoạt chất chính trong rễ củ Mạch môn gồm: Chất nhầy, đường, saponin steroid, sitosterol.
Củ Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn và quy vào kinh Vị, Phế, Tâm.
Ở trong phạm vi nhân dân, Mạch môn đông là vị thuốc rất thông dụng. Dùng làm thuốc ho long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng chữa thiếu sữa, lợi tiểu, chữa sốt khát nước.
Theo Y học cổ truyền, Mạch môn đông có công dụng chủ trị: Phế nhiệt do âm hư, ho khan, ho lao, khô nóng, khô khát, bồn chồn mất ngủ, táo bón.
Quy cách đóng gói và dạng bào chế
Hộp 3 vỉ x 10 viên nang cứng
Công dụng
• Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm.
• Hỗ trợ giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Đối tượng sử dụng
Người bị ho, ho có đờm, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 viên.
Lưu ý
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Sản xuất tại
Công ty DP và thương mại Phương Đông (TNHH)
Địa chỉ
TS 509, tờ bản đồ số 1, KCN Hạp Lĩnh, P. Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh.
Chịu trách nhiệm sản phẩm
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMATREE
Địa chỉ
Tầng 11, Khối A, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Chú ý
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mọi bình luận và đánh giá của khách hàng chỉ mang tính tham khảo, tác dụng của sản phẩm phụ thuộc cơ địa từng người