Vàng da ở người lớn? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh.
Hiện tượng vàng da ở người lớn không chỉ đơn thuần là da có màu vàng mà còn có thể là vàng cả niêm mạc, kết mạc mắt. Tuy không phải là bệnh nhưng vàng da là triệu chứng cảnh báo các bệnh gan mật hoặc các bệnh lý khác cần được quan tâm theo dõi.
Tóm tắt nội dung
Vàng da là gì
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.
Như vậy, có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Nguồn gốc bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi lưu chuyển trong máu, qua gan và các tế bào gan, men gan đã làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp. Các tế bào gan phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật, mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Vì vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da, vàng mắt.
Nguyên nhân
Nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu (Vàng da trước gan)
Tình trạng hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy do bệnh lý khiến bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu hành trong máu, sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin này, dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.
Các dạng bệnh lý phá hủy hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu men glucose 6-phosphate dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, sốt rét hoặc tụ máu ở mô.
Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan (Vàng da tại gan)
Đây là nhóm bệnh lý chính gây nên vàng da ở người trưởng thành do tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu. Ngoài ra, việc các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng cùng có thể là nguyên nhân tại gan gây tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:
Viêm gan cấp là quá trình viêm xảy ra tại gan do virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc, bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị hủy hoại
Nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ (Vàng da sau gan)
- Dịch mật chứa bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ, nếu ống mật chủ hẹp hoặc bị nghẽn thì dịch mật sẽ tràn vào máu gây ra vàng da;
- Sỏi mật là bệnh lý do mật ở dạng dịch tạo sỏi gây ra, thông thường sỏi sẽ hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da
- Ung thư đầu tụy cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc dòng chảy của dịch mật;
- Viêm tụy cấp gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da;
- Hẹp đường dẫn mật: Do biến chứng tạo xơ của viêm gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da;
- phát triển gây tắc ống mật chủ;
- Viêm đường mật do các bệnh lý xơ gan tiên phát hay viêm đường mật xơ hóa và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da.
- Xơ gan là quá trình mà các tổ chức của gan bị thay thế bằng mô sẹo ảnh hưởng đến chức năng gan một cách từ từ, khó phát hiện nhưng sẽ nặng lên khi chức năng gan tệ hơn. Những nguyên nhân chính gây xơ gan là viêm gan B mạn, viêm gan C mạn, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn;
- Ung thư di căn vào gan cũng cần được nghĩ đến và xếp vào nhóm nguyên nhân tại gan
- Một số hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh nhưng cũng có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.
Nhóm bệnh vàng da do thuốc
- Một số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan
- Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật và vàng da;
- Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.
Nhận biết vàng da ở người lớn
- Bác sĩ có thể chẩn đoán vàng da ở người lớn bằng cách tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh gan như vết thâm tím, u mạch máu hình sao, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng, màu vàng ở niêm mạc mắt, lưỡi; bệnh tắc đường mật khi thấy nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu… và thực hiện xét nghiệm, siêu âm, chụp CT/MRI, sinh thiết để xác nhận thêm kết quả chẩn đoán, từ đó có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.
- Thường kết quả xét nghiệm máu ở bệnh nhân vàng da sẽ cho thấy lượng Bilirubin trong máu tăng cao ở cả 3 loại: Bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp. Đồng thời lượng men gan AST và ALT cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường cho thấy chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Phương thức điều trị
Tùy theo từng nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị khác nhau. Nếu được điều trị đúng và kịp thời thì tình trạng bệnh và triệu chứng vàng da cũng thuyên giảm theo. Việc điều trị nguyên nhân gây nên vàng da còn tùy theo từng bệnh, có thể điều trị bằng cách dùng thuốc nhưng với một số bệnh đặc thù cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da. Dưới đây là phương thức điều trị vàng da ở người lớn phân loại theo từng nguyên nhân:
Điều trị vàng da do viêm gan
Đa số các trường hợp viêm gan là do tác nhân virus gây ra. Có 5 loại viêm gan thường gặp là A, B, C, D, E với những đặc điểm khác nhau. Tùy vào nhóm virus gây viêm gan và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Thông thường loại thuốc sử dụng để điều trị trong trường hợp này là nhóm thuốc ức chế virus hoặc nhóm thuốc tác động lên hệ miễn dịch giúp chống lại sự nhân lên của virus, đào thải virus và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Có thể cân nhắc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc lợi mật, lợi tiểu, truyền dịch khi da vàng đậm; bổ sung vitamin K khi có hội chứng xuất huyết, bổ sung các vitamin B nhưng phải theo chỉ định và liều lượng cụ thể của bác sĩ.
Điều trị vàng da do bệnh về đường dẫn mật
Nếu người bệnh đã có tiền sử mắc các bệnh về đường dẫn mật (kể cả bệnh túi mật) thì cần phải ưu tiên điều trị dứt điểm trước. Để làm tốt việc này người bệnh cần điều trị theo đúng chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời nên thường xuyên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là các loại giun đũa để tránh trường hợp sỏi mật hình thành do giun chui ống mật để lại.
Phòng ngừa chứng vàng da ở người lớn
Phòng ngừa virus viêm gan
Chứng viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng da ở người lớn. Việc tránh tối đa khả năng tiếp xúc với loại virus này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan và chứng vàng da. Bạn có thể phòng tránh viêm gan siêu vi A, B bằng cách thực hiện tiêm chủng. Bất kỳ trẻ em hay người lớn cũng đều có thể tiêm loại vắc-xin này.
Viêm gan siêu vi A thường lây lan vào cơ thể người bệnh khi họ vô tình ăn phải lượng nhỏ chất bài tiết thường có trong thực phẩm bẩn. Do vậy bạn nên thận trọng khi ăn ngoài hàng vì có thể những thực phẩm đó không được chế biến và nấu đúng cách.
Viêm gan siêu vi B và C lại lây lan qua đường máu và dịch tiết cơ thể của người mắc bệnh nhưng không lây qua những tiếp xúc thông thường. Do vậy tuyệt đối tránh sử dụng lại bất kỳ loại kim tiêm nào từ kim xăm cho đến kim tiêm y tế để ngăn ngừa virus lây truyền.
Tiêm phòng vắc-xin viêm gan giúp phòng tránh viêm gan siêu vi A, B
Giới hạn tiêu thụ lượng rượu bia ở mức cho phép
Do gan có nhiệm vụ xử lý rượu bia, các chất có cồn và là nơi khởi nguồn của bệnh vàng da nên bạn cần giới hạn lượng rượu bia tiêu thụ ở trong mức khuyến cáo (phụ nữ là 20-30ml cồn nguyên chất, với đàn ông là 30-40 ml/ngày). Việc này không chỉ giúp loại trừ triệu chứng vàng da mà còn giúp bạn phòng tránh các bệnh về gan liên quan đến rượu bia. Đồng thời cũng không nên uống các loại rượu, bia kém chất lượng như rượu tự pha chế, rượu tự nấu. Tốt nhất là nên hạn chế hoặc không uống rượu, bia.