Tiêu hóa kém ở người lớn: Nguyên nhân và cách cải thiện từ chuyên gia
Không ít người mặc định rằng, tiêu hóa kém chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực thế, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn. Vậy tiêu hóa kém ở người lớn nguyên nhân do đâu, triệu chứng là gì và cách cải thiện thế nào? Tham khảo bài viết sau để có những thông tin hữu ích.
1. Nguyên nhân gây tiêu hóa kém, chán ăn
- Stress, căng thẳng: Trong cuộc sống hiện đại, con người phải lo toan nhiều thứ, chịu áp lực từ công việc khiến bản thân dễ bị stress, căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi. Từ đó, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng chán ăn, tiêu hóa kém ở người lớn.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Người lớn thường có thói quen ăn uống thất thường, ăn thiếu chất khiến cơ thể không cung cấp đủ năng lượng, dễ bị gầy yếu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, lười vận động cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể kém hơn.
Bệnh lý gây tiêu hóa kém ở người lớn
Khi mắc phải một số bệnh lý về tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trào ngươc thực quản… hay những căn bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết khiến cơ thể bị suy nhược, kém hấp thu và chán ăn.
Tiêu hóa kém ở người lớn có nguy hiểm không?
Tiêu hóa kém ở người lớn nếu kéo dài tương đối nguy hiểm. Khi cơ thể không được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng thì mọi hoạt động của các cơ quan, bộ phận đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, chứng chán ăn ở người lớn khiến cho cơ thể không được hấp thu và nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể và làm suy giảm sức đề kháng. Bởi vậy, ở những người tiêu hóa kém thường có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính và có quá trình lão hóa nhanh hơn người bình thường.
Một thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 10% người mắc chứng chán ăn, tiêu hóa kém tử vong vì căn bệnh này. 30% người mắc chứng bệnh này sẽ chuyển sang mạn tính, tức là phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Phụ nữ bị tiêu hóa kém mạn tính có nguy cơ vô sinh, rụng tóc, xương yếu. (Theo báo SKĐS).
Cách cải thiện chứng tiêu hóa kém
Từ nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn, tiêu hóa kém ở người lớn mà có cách cải thiện phù hợp.
- Kiểm soát stress, căng thẳng
- Người bệnh nên biết cách stress, căng thẳng, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Một số cách giảm stress như: tập hít thở sâu, đi dạo, tập yoga, nghe nhạc, thiền…
- Thay đổi thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày
Để cải thiện chứng tiêu hóa kém ở người lớn, việc thay đổi thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng. Người bệnh nên tích cực bổ sung bổ sung các thực phẩm như: ngũ cốc, cá, sữa, gạo, rau sẫm màu và các loại quả có màu vàng.
Người lớn bị tiêu hóa kém, gầy yếu muốn tăng cân phải tăng hàm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Đặc biệt, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ 3 nhóm chất chính là: đạm, bôt đường và chất béo. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường ăn các loại rau mềm, dễ tiêu, không nên chọn măng hoặc rau bí.
- Uống đủ nước
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tiêu hóa kém. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung nước trái cây, trà, các loại đồ uống không chứa cafein.
- Tăng cường vận động
Thói quen tập thể dục hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chứng chán ăn, tiêu hóa kém ở người lớn. Theo kết quả của 1 cuộc nghiên cứu trên người khỏe mạnh, hoạt động thể dục như đạp xe, chạy bộ có thể tăng 30% tốc độ tiêu hóa của cơ thể. Việc tập luyện sẽ giúp thức ăn dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh các chất kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.
- Xử lý triệt để các bệnh lý
Trên thực tế, muốn cải thiện chứng tiêu hóa kém ở người lớn, bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Việc bổ sung dưỡng chất trong mỗi bữa ăn chỉ giúp khắc phục hậu quả. Nhưng điều quan trọng nhất là phải điều trị từ nguyên nhân. Nguyên nhân chán ăn, tiêu hóa kém có thể xuất phát từ các bệnh lý. Bởi vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra để có phác đồ điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, từ đó giúp cải thiện được chứng chán ăn.
- Bổ sung Probiotcs mỗi ngày
Các nghiên cứu cho thấy, lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Theo đó, Bào tử lợi khuẩn Bacillus tiết ra các enzyme giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời, chúng còn tổng hợp ra nhiều vitamin giúp tăng cảm giác ngon miệng, hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn, tiêu hóa kém ở người lớn.
Chán ăn, tiêu hóa kém ở người lớn nếu kéo dài kèm theo hiện tượng sụt cân, rối loạn tiêu hóa… người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.