Bệnh ho liên quan đến phế tỳ vị

Đông y quan niệm, người bị ho là do bệnh là do tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, đông về trời trở lạnh, thậm chí chỉ cần một cơn gió đột ngột cũng có thể gây nên ho.

Tổng quan bệnh ho

Ho là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc một số ít bệnh tim mạch.
Ho giúp khai thông đường thở khỏi đàm và những dị vật có khả năng cản trở hô hấp. Mọi trường hợp ho kéo dài trên hai tháng hoặc hơn, dù chỉ xuất hiện vào buổi sáng, về đêm, hoặc bất cứ thời điểm cụ thể nào trong năm, đều được định nghĩa là ho mãn tính và cần chăm sóc y tế.
Ho mãn tính liên quan đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng hô hấp, chảy dịch mũi sau, hen, trào ngược dịch vị, dị vật, khối u đường hô hấp và do thuốc. Những trường hợp ho như thế này chỉ có thể thuyên giảm khi giải quyết được bệnh căn. Tuy vậy, một số trường hợp ho dai dẳng mãn tính rất khó xác định nguyên nhân, gây khó khăn cho chẩn đoán dẫn đến sai lầm trong điều trị.
Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm phong phú trong điều trị ho, không chỉ “trị triệu chứng” mà còn “trị gốc bệnh”. Thuốc Đông dược và lí luận cổ truyền song hành cùng nhau trong điều trị các vấn đề có tính căn bản.
Căn nguyên của việc người bệnh bị ho mãn tính là do phế kém đi. Vì vậy, khi trị ho cần chú trọng vào tăng sức khỏe tạng phế, phế khỏe sẽ giúp phòng và điều trị ho hiệu quả.

Tạng phế

Tạng phế theo Y Học Hiện Đại được gọi là phổi. Phế là nơi trao đổi khí giữa môi trường bên ngoài và cơ thể, chủ về hô hấp có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao.Trong đông y, tạng phế thuộc hành thủy, là nơi trao đổi thủy dịch trong thân thể cùng với tỳ, thận, bàng quang, tiểu tràng và đại tràng. Công năng của phế chủ hành thủy đó là thông qua sự tuyên phát và túc giáng của phế khí.
Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen suyễn, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…

Một số triệu chứng điển hình của tạng phế khi mắc bệnh đó là:
• Thực: biểu hiện khó thở gấp, đầy tức ngực, ho có mủ và đờm đặc.
• Hư: thở yếu, da khô, tiếng nói nhỏ và sợ lạnh, ra mồ hôi. Hoặc triều nhiệt, ho máu, đạo hãn.
• Nhiệt: cánh mũi phập phồng, mắt đỏ, sốt cao, ho ra máu và đau họng.
• Hàn: chảy nước mũi, ho, khó thở, sợ lạnh, đờm loãng.

Tạng tỳ

Tỳ thuộc hành Thổ, công năng chủ yếu là vận hóa.

Quan niệm của các y gia xưa cho rằng tiêu hóa, hấp thụ và quá trình vận chuyển tân dịch là do sự phối hợp giữa tỳ và vị. Tiêu hóa là công năng của vị, vận chuyển các chất, hấp thụ được lại nhờ vào tỳ. Tỳ là tạng vận hành phấn tán tân dịch cho vị, phải thông qua kich mạch. Vị là kho chứa để cấp dưỡng cho lục phủ ngũ tạng. Kinh túc thái âm tỳ thông với vị. Tân dịch trong vị do hấp thụ thông qua kinh mạch mà vận chuyển vào âm kinh. Tân dịch cũng thông qua kinh túc dương minh vị mà phân bổ ra các kinh dương. Nhờ sự luân chuyển tân dịch, các bộ phận trong cơ thể mới được nuôi dưỡng.
Tạng tỳ Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Chức năng chuyển hóa thức ăn của tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

Tỳ vị sinh khí

Sách y cổ “Hoàng đế nội kinh” có ghi chép: “Khí của người thường nằm ở “vị”, “vị” là nơi sinh ra khí ở người thường. Người không có vị khí thì gọi là nghịch, mà nghịch thì sẽ chết.”

Mối quan hệ giữa phế và tỳ vị

Tỳ thổ và phế kim là mối quan hệ tương sinh, thổ không sinh kim thì trước có chứng tỳ vị hư nhược sau xuất hiện chứng phế hư. Kim không sinh thủy thì trước có chứng phế hư và sau có chứng thận âm không đủ.
Tỳ vị yếu sẽ ảnh hưởng đến phổi đầu tiên. Khí ở phổi mạnh hay yếu lại được quyết định bởi tình trạng của tỳ vị. Người có tỳ vị yếu thường sẽ dẫn đến thiếu khí phổi, dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Chữa ho từ gốc theo đông y

Đông y quan niệm, người bị ho là do bệnh là do tỳ, phế, thận hư nhược (hay suy giảm chức năng) nên sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, khi đó gặp tác dụng bất lợi của môi trường, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, đông về trời trở lạnh, thậm chí chỉ cần một cơn gió đột ngột cũng có thể gây nên ho. Trong đó, phế là cơ quan quan trọng, điều hành khí của toàn cơ thể. Đông y có câu “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” với ý nghĩa sức đề kháng tốt thì tác nhân gây bệnh không thể xâm phạm vào cơ thể gây bệnh.
Trong trị ho, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm mà chúng ta gọi là triệu chứng, Đông y chú trọng tới tác dụng bổ, khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý tới tạng phế, mà còn phải chú ý tới các tạng khác như: tỳ, vị, thận… Điều này đồng nghĩa cùng hiệp đồng chữa chữa bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các vi rút, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, ho không còn nữa.
Với 14 vị thuốc quý, thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree không chỉ có các hoạt chất chữa triệu chứng, phần ngọn của bệnh là giảm ho nhanh, hóa đờm hiệu quả mà còn coi trọng bổ phế, nâng cao thể trạng, cải thiện bệnh từ gốc bằng các hoạt chất khác để bổ các tạng phủ có quan hệ biểu lý với nó.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree – sản phẩm giảm ho phù hợp với người lớn.

Ngày nay, người bệnh có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, thuốc ho Đông dược thường có tác dụng chậm nhưng bền, ít độc hại, nhìn chung nó nhiều ưu điểm hơn thuốc Tây y.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, gồm 14 loại thảo dược quý, phối hợp với nhau để mang lại hiệu quả trị ho tận gốc.

Thành phần:

 Bạch Truật 400 mg

 Cát Cánh 350 mg

 Bách Bộ 350mg

 Qua lâu Nhân 350mg

 Côn Bố 300mg

 Thiên Môn 200mg

 Mạch Môn 200mg

 Mạnh Nha 200mg

 Sơn Tra 200mg

 Kê Nội Kim 200mg

 Xuyên Tâm Liên 100mg

 Tỳ Bà Diệp 100mg

 Lai Phục Tử 100mg

 Cam Thảo 50mg

 

thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe codetree

 

Trong đó 9 vị thuốc quy vào kinh phế và 6 vị quy vào tỳ vị.
Trong bài thuốc có các vị thuốc giúp trừ ho, hóa đờm kết hợp với các vị thuốc bổ. Trong thuốc trị ho, vừa có thuốc trị ho hàn, vừa có thuốc trị ho nhiệt. Thuốc bổ, cũng gồm có thuốc ôn bổ và thanh bổ.
Nhờ đó, bài thuốc có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, cả ho hàn và ho nhiệt, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho trong các bệnh lý viêm đường hô hấp, viêm họng…

Công dụng

• Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm.
• Hỗ trợ giảm đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

Đối tượng sử dụng

Người bị ho, ho có đờm, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản.

Cách dùng

Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 viên.

Lưu ý

Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Bảo quản

Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Sản xuất tại

Công ty DP và thương mại Phương Đông (TNHH)

Địa chỉ

TS 509, tờ bản đồ số 1, KCN Hạp Lĩnh, P. Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh

Thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMATREE

Địa chỉ

Tầng 11, Khối A, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Chú ý

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mọi bình luận và đánh giá của khách hàng chỉ mang tính tham khảo, tác dụng của sản phẩm phụ thuộc cơ địa từng người.










Tác giả: Pham Hung
Tags:
Pham Hung
Tác giả
Pham Hung
Mạng xã hội