Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị.

Nổi mề đay hay mày đay là bệnh lý ngoài da thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không phải bệnh truyền nhiễm nhưng mề đay dễ tái phát và có thể gây tổn thương da nghiêm trọng. Việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như các chữa trị là cần thiết để có thể đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da thường gặp
Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da thường gặp

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch ở da trước nhiều yếu tố gây nên tình trạng phù cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì. Biểu hiện cụ thể nhất là các nốt có màu đỏ hoặc hồng với nhiều hình dáng khác nhau xuất hiện trên da, sau đó có thể lan sang các vùng da lân cận gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý da liễu này tương đối phổ biến, có thể nhận biết qua dấu hiệu đặc trưng và không lây nhiễm sang người khác.

Phân loại

  • Mề đay cấp tính: Thời gian bị bệnh trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài không quá 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh liên tục tái phát lại nhiều lần, bị nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần.

Nguyên nhân dẫn đến mề đay

Mề đay là một dạng phát ban dị ứng. Các dị nguyên sẽ kích thích tế bào miễn dịch trong cơ thể phóng thích các hoạt chất trung gian như histamine, bradykinin… Đây là các chất hoạt hóa thành mạch dẫn đến phù nề trong da do giãn mạch máu.

Nguyên nhân mề đay sẽ chia thành hai nhóm:

– Yếu tố bên trong: Do di truyền, cơ địa có gen dị ứng có thể đi kèm các bệnh lí cơ địa như viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng…

 Yếu tố bên ngoài: Do sử dụng thuốc, di ứng thức ăn(sữa, hải sản, bò…), dị ứng nguyên có trong không khí (phấn hoa, mạt nhà, hóa chất, khói bụi…); nhiệt độ (nóng, lạnh); áp lực, ánh nắng, hoạt động gắng sức…

Biểu hiện của mề đay

Đột ngột xuất hiện các sẩn phù ranh giới rõ, kích thước 1-8 cm màu đỏ hoặc màu trắng với vành đỏ xung quanh, hình tròn, ovan hoặc đa cung, ngứa nhiều. Các sẩn phù thường lan rộng thành những mảng lớn. Thời gian tồn tại ngắn, thường dưới 24 giờ.

Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng: Ngứa; sưng nề mí mắt, môi, lưỡi, đầu chi và các vị trí khác do phù nề dưới da ở các phản ứng dị ứng nặng.

Nếu mề đay cấp sẽ khởi phát và kéo dài trong vòng 6 tuần sẽ khỏi. Nếu kéo dài trên 6 tuần là mề đay mạn tính

Phòng ngừa bệnh mày đay

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách phòng ngừa bệnh như sau:

  • Người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,… không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nữa;
  • Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;
  • Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… không nên sử dụng hoặc dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với các tác nhân này;
  • Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,…
  • Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa;
  • Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này;
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh;
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,…;
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Biện pháp điều trị nổi mề đay hiệu quả, an toàn

Trong quá trình thăm khám, các chuyên gia da liễu sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng cũng như thông tin bệnh sử để xác định nguyên nhân nổi mề đay và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp bệnh nhân có thể tham khảo:

Trị mề đay bằng mẹo dân gian

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo trị mề đay. Đa số các kinh nghiệm dân gian đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, vô cùng an toàn cho da.

Người bị nổi mề đay có thể tham khảo sử dụng một số cách trị nổi mề đay tại nhà dưới đây:

  • Dùng nước muối pha loãng: Bệnh nhân dùng muối sạch pha loãng với nước rồi dùng để rửa vùng da bị tổn thương do mề đay. Tiếp theo dùng nước sạch rửa lại, mỗi ngày thực hiện 1 lần tình trạng mẩn ngứa do mề đay – dị ứng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng lá tía tô: Dùng lá tía tô giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra người bệnh cũng có thể nấu nước lá tía tô rồi pha làm nước tắm hằng ngày.
  • Dùng lá khế chua: Dùng 1 nắm lá khế chua sao nóng rồi bọc vào khăn mặt hoặc miếng vải sạch. Sau đó dùng chườm lên khu vực bị nổi mề đay. Ngoài ra người bệnh có thể dùng lá khế nấu với nước tắm hằng ngày, mẹo dân gian này an toàn với cả trẻ nhỏ.

Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, những mẹo dân gian này dễ làm, an toàn nhưng hiệu quả chậm, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, người bệnh cũng nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể, thay quần áo hằng ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Dùng thuốc Tây trị mề đay mẩn ngứa

Các loại thuốc Tây có tác dụng chủ yếu là ngăn chặn triệu chứng nổi mề đay, giúp người bệnh “thoát khỏi” cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện nay có 3 nhóm thuốc điều trị nổi mề đay chính là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm. Cơ chế chung của chúng là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch phản ứng quá mức, từ đó làm thuyên giảm biểu hiện của bệnh.

Các loại thuốc được Tây y sử dụng phổ biến nhất là:

  • Các loại thuốc kháng histamin: Loratadine, Chlopheniramin,…
  • Nhóm thuốc Glucocorticoid: Methylprednisolone, Prednisone,…
  • Thuốc bôi: Eumovate, Dexclorpheniramin, Phenergan,…

Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng những “điểm trừ” của các loại thuốc này là có thể gây ra tác dụng phụ, gây nhờn thuốc nếu lạm dụng. Nguy hiểm hơn là làm tổn thương gan, thận và nhiều cơ quan khác. Do vậy, người dùng cần hết sức thận trọng, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Giảm triệu chứng mề đay bằng sản phẩm livetree của công ty cổ phần dược phẩm Pharmatree

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Livetree
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Livetree

Thành phần:

Cao khúng khéng: 400mg,
Cao chỉ thiên: 100mg,
Cao kế sữa: 100mg
Cà gai leo: 50mg,
Curcumin 95%: 25mg,

Đối tượng sử dụng

– Người uống nhiều rượu bia, thuốc có hại cho gan.
– Người có các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn do chức năng gan kém.

Công dụng

– Hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan.
– Hỗ trợ giảm các triệu chứng: Mề đay, mẩn ngứa, vàng da, chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém.

Cách sử dụng

Sáng 2 viên
Tối 2 viên

Số đăng ký

9901/2021/ĐKSP

 

 

 

 

Tác giả: Pham Hung
Tags:
Pham Hung
Tác giả
Pham Hung
Mạng xã hội