Thận – Tiết niệu – Pharmatree https://pharmatree.vn Tinh hoa cây cỏ Việt Mon, 13 Jun 2022 07:54:02 +0000 vi hourly 1 https://pharmatree.vn/wp-content/uploads/2023/03/cropped-logo4-32x32.jpg Thận – Tiết niệu – Pharmatree https://pharmatree.vn 32 32 12 mẹo chữa viêm bàng quang đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/12-meo-chua-viem-bang-quang-don-gian-hieu-qua-ngay-tai-nha.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/12-meo-chua-viem-bang-quang-don-gian-hieu-qua-ngay-tai-nha.html#respond Mon, 13 Jun 2022 07:51:26 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4403 Những cách chữa viêm bàng quang tại nhà thường được áp dụng cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Chúng giúp hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là 10 mẹo trị viêm bàng quang tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi. Chữa viêm […]

Bài viết 12 mẹo chữa viêm bàng quang đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Những cách chữa viêm bàng quang tại nhà thường được áp dụng cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Chúng giúp hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dưới đây là 10 mẹo trị viêm bàng quang tự nhiên đang được áp dụng rộng rãi.

Chữa viêm bàng quang bằng tỏi

Tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống lại tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu, chữa lành tổn thương bên trong thận. Tỏi còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.

  • Cách 1. Nhai sống trực tiếp 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày
  • Cách 2. Lấy 3 – 4 tép tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho tỏi vào cối giã nát, thêm 3 muỗng nước ấm, trộn đều. Lọc lấy nước uống mỗi ngày.
Tỏi có tác dụng chữa viêm bàng quang hiệu quả

Chữa viêm bàng quang bằng baking soda

Baking soda có đặc tính sát trùng tự nhiên, trị mụn trứng cá, viêm da và bệnh viêm bàng quang. 

Thêm nữa, baking soda còn trung hòa axit dư thừa trong nước tiểu, làm giảm cảm giác nóng rát, khó chịu ở bàng quang, ức chế hoạt động của vi khuẩn. 

Cách sử dụng: Lấy 2 thìa cà phê bột baking soda, pha với 200ml nước. Uống sau ăn khoảng 1 tiếng.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. Khi nước tiểu được thải trừ, một số vi khuẩn sẽ đi ra theo đường tiểu.

Ngoài ra uống nhiều nước sẽ làm loãng nước tiểu, cân bằng muối và các khoáng chất ứ đọng bên trong bàng quang. Điều này sẽ giúp làm giảm triệu chứng nóng rát và đau đớn khi đi tiểu.

Nước tiểu chứa các chất thải của cơ thể. Vì vậy, bạn có thể quan sát màu sắc của nước tiểu để nhận biết các vấn đề sức khỏe.

Trong trường hợp bị viêm bàng quang, nước tiểu thường có màu sẫm và đục do vi khuẩn và khoáng chất dư thừa tồn đọng. Uống nhiều nước có thể hỗ trợ quá trình thải trừ vi khuẩn và các thành phần độc hại.

Sau khoảng vài ngày uống đủ nước, bạn sẽ nhận thấy nước tiểu có màu nhạt, trong và ít gây đau rát khi tiểu tiện.

Uống nhiều nước nước tiểu sẽ thải trừ, một số vi khuẩn ra theo đường tiểu.

Bổ sung vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C: Đu đủ, cam, chanh, dưa hấu, ổi, cà chua, bông cải xanh, trắng,…

Vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng viêm ở bàng quang, ngăn ngừa ung thư. 

Đặc biệt, vitamin C còn tăng hàm lượng axit trong nước tiểu, ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn có hại.

Chườm ấm

Chườm ấm là cách làm giảm cơn đau tự nhiên. Đặt túi chườm lên vùng bụng dưới có thể cải thiện cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.

Sử dụng thuốc thường xuyên có thể phát sinh tình trạng lạm dụng. Do đó, bạn có thể thực hiện biện pháp này trong trường hợp cơn đau không quá nặng nề. Nên chườm ấm 2 lần/ ngày hoặc thực hiện khi cơn đau xuất hiện.

Chữa viêm bàng quang tại nhà bằng râu ngô

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giảm cảm giác nóng rát bên trong bàng quang. Giúp thông tiểu, chống tiểu buốt, tiểu lắt nhắt. Tạo điều kiện tống khứ một phần vi khuẩn và chất có hại ra khỏi bàng quang.

Nguyên liệu: 100g râu ngô tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô
  • Cho nguyên liệu vào ấm cùng 300ml nước
  • Đun sôi khoảng 10 phút. Để nguội và uống 2 – 3 lần/ngày

Lưu ý: 10 ngày uống nước râu ngô, nghỉ 7 ngày rồi tiếp tục uống. Lặp lại chu kỳ cho đến khi bệnh dứt hẳn.

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giảm cảm giác nóng rát bên trong bàng quang

Gừng chữa viêm bàng quang

Gừng có tác dụng chống viêm, cải thiện phù nề, viêm đỏ ở niêm mạc bàng quang. Gừng có tính ấm, giúp tăng cường tuần hoàn máu đến bàng quang để cơ quan này được cung cấp nhiều dưỡng chất và oxy nhằm chữa lành tổn thương.

Cách sử dụng: 

  • Cách 1. Dùng gừng chế biến món ăn hoặc làm nước chấm
  • Cách 2. Lấy 1 nhánh gừng tươi băm nhỏ. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi uống thay trà

Sử dụng nước ép nam việt quất

Nam việt quất được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nghiên cứu Nam việt quất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho thấy loại quả này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong quàng quang và niệu quản.

Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng loại nước ép này để hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.

Nước ép nam việt quất nổi tiếng với tác dụng điều trị viêm bàng quang hiệu quả

Chữa viêm bàng quang hiệu quả từ cây dừa nước

Theo y học cổ truyền, cây dừa nước có tác dụng giải nhiệt, đào thải độc tố, kích thích lưu thông tiểu tiện, giảm sưng viêm. Vitamin C, chất chống oxy hóa dồi dào trong rau dừa nước chữa lành các mô bị tổn thương trong bàng quang. Giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn khi bị vi khuẩn tấn công.

Nguyên liệu: 200g rau dừa nước tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau dừa nước
  • Cho rau vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút
  • Thái nhỏ, nấu canh ăn hàng ngày với thịt băm
  • Sử dụng 7 – 10 ngày để cải thiện tiểu ra máu, tiểu rắt

Dùng thực phẩm chứa men vi sinh

Vi khuẩn có lợi được gọi là men vi sinh, giúp giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh và hạn chế tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại. Đặc biệt, một nhóm men vi sinh có tên Lactobacilli có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.

 

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc kết hợp sử dụng men vi sinh và kháng sinh có hiệu quả hơn trong quá trình phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu tái phát so với chỉ dùng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân là do men vi sinh có thể làm tăng mức độ vi khuẩn có lợi cho đường ruột và giảm tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng kháng sinh.

Cách chữa viêm bàng quang tại nhà bằng men vi sinh thường là tăng cường bổ sung các thực phẩm như:

  • Sữa chua
  • Nấm kefir
  • Dưa cải lên men
  • Một số loại phô mai

Uống mật ong 

Hỗn hợp một thìa cà phê bột quế và nửa thìa mật ong hòa tan với nước ấm là cách chữa viêm bàng quang khá hiệu quả, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong bàng quang. Ngoài ra, hỗn hợp này có thể giúp điều trị nhiễm trùng bàng quang tiết niệu.

Sử dụng sản phẩm thảo dược  

Ngoài những phương pháp kể trên, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ thiên nhiên để giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh lại an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến Thanh Thận Pharmatree- một sản phẩm được hàng triệu bệnh nhân viêm bàng quang sử dụng và tin tưởng. Theo quan điểm của Đông y, viêm bàng quang xảy ra do sự thấp nhiệt ở bàng quang dẫn đến tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt. Hiểu được điều đó, Thanh Thận Pharmatree được ra đời với sự kết hợp của các dược liệu có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt, giải độc – giải quyết được nguyên nhân sâu xa gây bệnh gồm: Kim ngân hoa, mã đề, hải kim sa, hạt hẹ, thỏ ty tử, chỉ thiên, thông thảo, curcumin, khúng khéng.

Thanh Thận Pharmatree có công dụng:

  • Giúp lợi tiểu
  • Giảm triệu chứng bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt 

Thanh Thận Pharmatree được nhiều người bệnh viêm bàng quang tin dùng

Bài viết 12 mẹo chữa viêm bàng quang đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/12-meo-chua-viem-bang-quang-don-gian-hieu-qua-ngay-tai-nha.html/feed 0
Viêm bàng quang ở nữ và những thông tin cần biết https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-o-nu-va-nhung-thong-tin-can-biet.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-o-nu-va-nhung-thong-tin-can-biet.html#respond Wed, 08 Jun 2022 07:36:42 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4353 Viêm bàng quang ở nữ giới đang khiến nhiều người lo lắng bởi bệnh ngày càng gia tăng về đối tượng, độ tuổi, mức độ bệnh. Phần lớn chị em ai cũng từng mắc căn bệnh này ít nhất một lần. Thậm chí ở một số chị em bệnh còn thường xuyên tái phát, ảnh […]

Bài viết Viêm bàng quang ở nữ và những thông tin cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Viêm bàng quang ở nữ giới đang khiến nhiều người lo lắng bởi bệnh ngày càng gia tăng về đối tượng, độ tuổi, mức độ bệnh. Phần lớn chị em ai cũng từng mắc căn bệnh này ít nhất một lần. Thậm chí ở một số chị em bệnh còn thường xuyên tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Viêm bàng quang ở phụ nữ là gì?

Viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại bàng quang với phần lớn trường hợp là do vi khuẩn gây nên (nhiễm trùng bàng quang). Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới.

Viêm bàng quang ở nữ đang khiến nhiều người lo lắng bởi bệnh ngày càng gia tăng về đối tượng, độ tuổi, mức độ bệnh. Khoảng một nửa số phụ nữ có ít nhất một lần viêm bàng quang trong cuộc sống của họ.

Viêm bàng quang ở nữ giới có thể thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Rối loạn tiểu tiện: bệnh nhân bị tiểu liên tục, thấy rát khi đi tiểu, tiểu ít nhiều này, mất kiểm soát khi tiểu
  • Nước tiểu bất thường như: có mùi hôi tanh, tiểu đục, đầu bãi hay cuối bãi lẫn máu
  • Các cơn sốt nhẹ kèm cảm giác ớn lạnh, rùng mình
  • Tiểu ngắt quãng, tiểu són, tiểu buốt, dòng nước tiểu nhỏ
  • Nước tiểu lẫn máu, nước tiểu đục
  • Xương chậu, xương mu bị đau tức
  • Đau lưng: bạch cầu tăng cao, bàng quang bị tổn thương có thể làm cho bệnh nhân thấy đau thắt lưng, mệt mỏi
  • Đau hơn khi có quan hệ tình dục
  • Xương chậu bất thường: nước tiểu đầy ở bàng quang làm cho xương mu đau, nhức buốt, lạnh,…
50% phụ nữ có ít nhất một lần bị viêm bàng quang trong cuộc sống

Nguyên nhân của viêm bàng quang ở nữ giới

Viêm bàng quang ở nữ giới xảy ra do nhiều nguyên nhân cụ thể:

Niệu đạo ngắn

Bệnh viêm bàng quang thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới vì niệu đạo của nữ ngắn hơn. Vi khuẩn xung quanh tầng sinh môn vì thế thâm nhập vào bàng quang dễ dàng hơn.

Ít uống nước

Những người ít uống nước sẽ tạo ra ít nước tiểu, khi đó các vi khuẩn trong đường tiết niệu khó bị tống ra khỏi cơ thể hơn. Do đó nguy cơ bị viêm bàng quang ở phụ nữ ít uống nước cũng tăng lên, đặc biệt vào mùa hè, hoặc ở các quốc gia có khí hậu nóng, do người dân ra mồ hôi nhiều nhưng uống ít nước sẽ làm cho nước tiểu ít.

Thuốc tránh thai

Đây cũng là một nguyên nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới. Quá trình dùng thuốc tránh thai sẽ có tác dụng phụ là tăng hấp thu muối và nước, do đó gây cản trở cho việc bài tiết nước tiểu. Hơn nữa thuốc tránh thai còn làm thay đổi hệ vi khuẩn tại cơ quan sinh dục và khô âm đạo, tạo điều kiện nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang dễ dàng hơn.

Vệ sinh kém

Khi phụ nữ giữ vệ sinh vùng sinh dục kém, các vi khuẩn cũng sinh sôi nhanh hơn. Do đó chị em cần đặc biệt lưu ý vấn đề này, nhất là khi tới các kỳ kinh nguyệt. Khi bạn ít thay băng vệ sinh cũng có thể gây viêm bàng quang ở nữ.

Ngược lại khi vệ sinh quá nhiều, quá kỹ cũng không hẳn mang lại lợi ích. Không ít chị em vô cớ sợ hãi các loại vi khuẩn nên dùng chất diệt khuẩn, dung dịch vệ sinh không phù hợp, hoặc sử dụng một cách thường xuyên. Sự vô tình này có thể giết chết các loài vi khuẩn có lợi tại vùng kín. Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn tại cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ gây nên viêm bàng quang ở nữ.

Thụt rửa âm đạo thường xuyên cũng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn và dễ dàng gây bệnh.

Hormone trong cơ thể

Viêm bàng quang ở nữ cũng có thể do đời sống tình dục của người bệnh hoặc sự thay đổi hormone. Ở nữ giới khi bị viêm bàng quang thời kỳ mang thai hay mãn kinh xảy đến có thể là do bị thay đổi hormone.

Do cách ăn mặc

Mặc quần áo chật quá có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, kích thích tiết mồ hôi và gây ẩm tại vùng kín, do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển, gây viêm nhiễm tiết niệu, sinh dục.

Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không?

Nhiều người tỏ ra lo lắng không biết bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm hay không? Thực tế, tình trạng bệnh còn có đe dọa tới sức khỏe hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị dứt điểm, họ có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong khi đó, nếu không phát hiện, điều trị thì tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng thêm, có thể dẫn đến tình huống xấu là những biến chứng như viêm thận, bể thận,… 

Viêm bàng quang ở nữ nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng

Phương pháp điều trị viêm bàng quang ở nữ giới

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền y học, bệnh viêm bàng quang ở nữ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất đó là sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt chúng tỏ ra khá hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm bàng quang. Điều quan trọng là bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, toa thuốc đã cho của bác sĩ. Nếu sử dụng bừa bãi, chúng ta có thể đối mặt với vấn đề kháng thuốc, bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Một số biện pháp phòng và hỗ trợ trong quá trình điều trị:

  • Dự phòng: Uống nhiều nước.

  • Không nhịn tiểu.

  • Vệ sinh sạch sau khi đại tiện nói riêng và vệ sinh toàn bộ khu vực quanh âm đạo, hậu môn theo đúng cách.

  • Sau khi quan hệ thì nên đi vệ sinh càng sớm càng tốt, có thể uống thêm nước.

  • Không dùng sản phẩm khử mùi hoặc vệ sinh vùng kín chứa chất gây kích ứng, mẫn cảm.

Thuốc kháng sinh là phương pháp chủ yếu để điều trị viêm bàng quang ở nữ

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang hiệu quả nhưng lại dễ tái phát và gây ra hiện tượng kháng thuốc nếu người bệnh không tuân thủ điều trị. Vì thế, lựa chọn sản phẩm thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên đem lại hiệu quả lâu dài và an toàn ngày càng được nhiều người tin dùng. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm nổi tiếng được triệu người sử dụng vì tác dụng điều trị tận gốc được nguyên nhân gây bệnh, thích hợp cho cả trường hợp viêm bàng quang mãn tính. 

Thanh Thận Pharmatree được chiết xuất từ 9 loại thảo dược quý được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng điều trị đáng kinh ngạc với bệnh lý về viêm bàng quang như: Mã đề, hải kim sa, kim ngân hoa, khúng khéng, chỉ thiên, thông thảo, hạt hẹ, thỏ ty tử, khúng khéng, curcumin. Trong đó, mã đề từ lâu đã nổi tiếng về tác dụng lợi tiểu, quy vào bàng quang dùng để điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra máu. Đặc biệt, hải kim sa là dược liệu duy nhất chỉ có ở Thanh Thận Pharmatree có tác dụng tuyệt với đối với viêm bàng quang, hải kim sa được sử dụng nhiều trong điều trị các chứng bệnh như:

– Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt

– Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu

– Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang

– Điều trị viêm thận, phù thũng

Ngoài ra, các thành phần khác trong sản phẩm là thông thảo, chỉ thiên, kim ngân hoa, curcumin, thỏ ty tử, hạt hẹ có tác dụng lợi tiểu, bổ thận, thanh nhiệt giải độc giúp giải quyết nguyên nhân gây bệnh theo quan điểm của YHCT là thấp nhiệt ở bàng quang. 

Thanh Thận Pharmatree là sản phẩm trị viêm bàng quang được nhiều người tin dùng

Bài viết Viêm bàng quang ở nữ và những thông tin cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-o-nu-va-nhung-thong-tin-can-biet.html/feed 0
Viêm đường tiết niệu – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html#respond Fri, 03 Jun 2022 02:07:02 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3857 Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết. Tìm […]

Bài viết Viêm đường tiết niệu – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Đường tiết niệu là hệ cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc, các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài. Viêm đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết. Tìm hiểu và có cách đề phòng bệnh lý này là một biện pháp giữ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận có chức năng lọc máu và lọc các chất thải ra khỏi máu, các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận trở nên cô đặc dần, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.

Trong điều kiện thông thường, nước tiểu là hoàn toàn vô trùng. Khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu, hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu.

Sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu là bằng chứng của viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều cách phân loại:

Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng niệu trên (bao gồm viêm bể thận- thận cấp, viêm thận – bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ) và nhiễm trùng niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).
Phân loại theo diễn biến: Nhiễm trùng niệu không biến chứng và nhiễm trùng niệu biến chứng là nhiễm trùng niệu tái phát đi tái phát lại nhiều đợt, hay gặp ở người có những bất thường về hệ tiết niệu, đặt catheter, rối loạn thần kinh bài tiết, các bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn niệu tái đi tái lại, nhiễm khuẩn niệu tái phát, nhiễm khuẩn niệu tái diễn.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Như đã nói, đường tiết niệu bị viêm nhiễm là do vi khuẩn, điển hình là vi khuẩn E. coli (chiếm đến hơn 70 – 75%) gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường sống tại đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể nhanh chóng xâm nhập vào hệ tiết niệu của bệnh nhân rồi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, chúng có thể tấn công vào các bộ phận, cơ quan lân cận rồi gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Cụ thể hơn, dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu ở cả nam giới, nữ giới:

Do vệ sinh không sạch sẽ

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh viêm nhiễm, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Bởi bộ phận sinh dục là nơi rất nhạy cảm nên nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đúng cách hoặc lười vệ sinh sau khi đi vệ sinh, sau khi quan hệ tình dục thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào gây bệnh.

Hoặc một số người do có thói quen vệ sinh qua loa, lau từ trước ra sau hoặc do sử dụng các sản phẩm vệ sinh, dung dịch, xà phòng… mà bị dị ứng thì cũng vô tình khiến môi trường vùng kín mất cân bằng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.

Thói quen nhịn tiểu

Tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu cũng bắt nguồn từ thói quen nhịn tiểu mà có khá nhiều người mắc phải. Cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn khiến nhiều người có thói quen nhịn tiểu, lười đi tiểu.

Tuy nhiên, đây lại là một thói quen tai hại bởi nhịn tiểu sẽ khiến các chất thải, cặn bã tích tụ, lắng đọng lại trong bàng quang. Điều này sẽ dễ kích thích các tác nhân có hại sinh sôi, phát triển và hình thành nên các ổ viêm nhiễm, lâu dần còn làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Nhịn tiểu là một trong những thói quen gây viêm đường tiết niệu

Quan hệ tình dục không an toàn

Thói quen quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn, quan hệ bừa bãi, quan hệ với các đối tượng hành nghề mại dâm, quan hệ đồng tính… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm đường tiết niệu và các bệnh viêm nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cấu tạo niệu đạo ngắn

Khác với nam giới, cấu tạo niệu đạo của nữ giới khá đặc biệt, thường có đặc điểm là ngắn hơn so với nam giới và nằm gần với khu vực hậu môn. Do đó mà mầm bệnh có thể dễ dàng đi từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của nữ giới gây ra rất nhiều bệnh lý, điển hình như bệnh viêm đường tiết niệu.

Uống ít nước

Đây cũng được coi là nguyên nhân khiến hệ tiết niệu bị nhiễm trùng. Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường xuyên uống ít nước nhưng lại uống rất nhiều bia, rượu, các chất kích thích khiến hệ tiết niệu hoạt động không được trơn tru, ổn định, từ đó dễ khiến các chất thải không được đào thải ra ngoài và dẫn đến viêm nhiễm.

Dị ứng với băng vệ sinh

Khi đến ngày hành kinh, chị em phụ nữ cần phải sử dụng băng vệ sinh. Tuy nhiên, chị em nếu sử dụng phải loại băng vệ sinh có chứa chất gây kích ứng thì cũng sẽ vừa làm tổn thương vùng kín, vừa khiến đường tiết niệu dễ bị nhiễm trùng.

Sử dụng băng vệ sinh không phù hợp cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường niệu

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh viêm đường tiết niệu cũng bắt nguồn từ một số yếu tố sau:

  • Có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu không thể chống lại sự tấn công của mầm bệnh, ví dụ như người đang bị HIV …
  • Người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc có các tổn thương, chấn thương ở não bộ, tủy sống.
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài.
  • Người có các tổn thương ở niệu đạo, bàng quang hoặc do bị trào ngược ở van bàng quang, niệu đạo, niệu quản.
  • Các đối tượng thực hiện đặt ống thông tiểu, nong niệu đạo, tán sỏi hoặc do nội soi bàng quang.
  • Người có các dị tật ở đường tiểu hoặc do mắc phải bệnh thận bẩm sinh, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, sỏi tiết niệu, suy thận…

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

– Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp: Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.

– Viêm thận – bể thận: Có hai dạng là viêm thận – bể thận cấp tính và mạn tính. Trong viêm thận bể thận cấp tính, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ. Biểu hiện tại chỗ bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có máu hoặc mủ. Đây là các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu thấp và có thể xuất hiện trước. Tuy nhiên nếu nhiễm khuẩn theo đường máu thì có thể triệu chứng viêm thận – bể thận lại xuất hiện đầu tiên. 

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiện nay gồm: Sử dụng kháng sinh, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng sản phẩm thảo dược,…

Dùng thuốc tây 

Kháng sinh là liệu pháp chủ lực trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân chỉ có các triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 đến 7 ngày. Nếu người bệnh có sốt lạnh run, triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu trên thì cần phải nhập viện để dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Trong các trường hợp viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.

Ngoài ra, các thuốc uống có tính sát trùng trên hệ niệu cũng được ghi nhận là có hiệu quả trong diệt trừ vi khuẩn, có thể được chỉ định dùng kèm với kháng sinh. Tuy nhiên, bằng chứng của những loại thuốc này vẫn chưa rõ ràng.

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị chính viêm đường tiết niệu

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh 

Ngoài việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn – tác nhân gây bệnh, những cách sau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu rửa trôi vi khuẩn ra ngoài;
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây nhiều Vitamin C như cam, chanh, bưởi;
  • Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,…
  • Thay vì tắm bồn, bạn nên tắm dưới vòi sen;
  • Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái có chất liệu co giãn, hút ẩm tốt;
  • Không nên nhịn tiểu lâu;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: không thụt rửa quá sâu tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra sau khi đi cầu, nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo;
  • Nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín trước và cả sau khi giao hợp;
  • Quan hệ tình dục lành mạnh: không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có 1 bạn tình, dùng cách biện pháp an toàn khi quan hệ.

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay các chuyên gia khuyên người bệnh bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng các sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ thiên nhiên đem lại hiệu quả cao, an toàn và lâu dài cho người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của  9 thảo dược quý: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa, khúng khéng, thông thảo, chỉ thiên, hạt hẹ, thỏ ty tử, curcumin giúp giải quyết các triệu chứng của viêm đường tiết niệu một cách triệt để, nhanh chóng. Hải kim sa trong Thanh Thận Pharmatree là một dược liệu nổi tiếng được sử dụng trong Đông y trong điều trị các bệnh lý về viêm đường tiết niệu. Dược liệu có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và tiểu trường. Theo y học cổ truyền, hải kim sa có tác dụng : Tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp; chủ trị: 

Tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt

-Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu

-Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang

-Điều trị viêm thận, phù thũng

Ngoài ra, các dược liệu khác như kim ngân hoa, chỉ thiên, thông thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp tăng khả năng đào thải và thanh lọc thận.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả

Bài viết Viêm đường tiết niệu – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html/feed 0
Viêm đường tiết niệu ở nữ là do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-o-nu-la-do-dau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-o-nu-la-do-dau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html#respond Fri, 03 Jun 2022 02:06:37 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3885 Viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan của đường tiết niệu khá thường gặp, nguyên nhân thường gặp do vi sinh vật xâm nhập gây hại hoặc do sỏi trong hệ tiết niệu gây ra. So với nam giới, viêm đường tiết niệu ở nữ thường […]

Bài viết Viêm đường tiết niệu ở nữ là do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan của đường tiết niệu khá thường gặp, nguyên nhân thường gặp do vi sinh vật xâm nhập gây hại hoặc do sỏi trong hệ tiết niệu gây ra. So với nam giới, viêm đường tiết niệu ở nữ thường nặng hơn, kéo dài dai dẳng và khó điều trị hơn do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp, gần hậu môn và dễ bị viêm nhiễm hơn.

Viêm đường tiết niệu ở nữ là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu. Vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ tiết niệu, ví dụ như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm trùng bàng quang là dạng phổ biến nhất, từ khu vực này vi khuẩn có thể lây lan lên thận hoặc tấn công xuống niệu quản dễ dàng.

Theo các nghiên cứu khoa học, khả năng nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cao gấp 30 lần so với nam giới. Ngoài ra, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 4 trên 10 phụ nữ, mỗi người có thể mắc ít nhất một lần trong suốt vòng đời của họ. 

Nguyên nhân khiến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là vì niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) của họ ngắn hơn so với đàn ông. Không những vậy, lỗ niệu đạo của phụ nữ cũng rất gần với âm đạo và hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu dễ dàng hơn.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau, không ít chị em phụ nữ mắc bệnh nhưng không hề có dấu hiệu phát hiện. Chỉ khi viêm đường tiết niệu nặng, các triệu chứng sau sẽ ồ ạt xuất hiện:

  • Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu.

  • Thường xuyên buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều, tuy nhiên mỗi lần chỉ tiểu lượng rất ít.

  • Nước tiểu có nhiều bọt bất thường.

  • Nước tiểu có màu làm thay đổi màu nước tiểu thành màu đỏ, hồng hoặc màu cola. Ở người bệnh viêm đường tiết niệu với lượng máu nhỏ sẽ không làm thay đổi màu nước tiểu, chỉ có thể xét nghiệm tìm thấy tế bào máu.

  • Đau vùng chậu thường xuyên, nhất là khu vực xương chậu quanh xương mu

  • Nước tiểu nặng mùi khiến chị em cũng không tự tin về sức khỏe vùng kín của bản thân

  • Trường hợp nặng: sốt, rét run, đau bụng dưới hoặc hai hố thận.

Còn tùy vào cơ quan đường tiết niệu nhiễm trùng cụ thể mà triệu chứng bệnh nổi bật sẽ khác nhau. Nếu viêm niệu đạo, triệu chứng đau, nóng rát khi đi tiểu là điển hình nhất. Khi bàng quang bị nhiễm trùng, cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, nhất là khi đi tiểu gây đau buốt sẽ thường gặp hơn đi tiểu ra máu. Viêm đường tiết niệu ở thận ở hiếm gặp nhưng cũng nguy hiểm nhất, gây sốt cao, nôn mửa, thậm chí còn dẫn đến nhiễm trùng máu.

Vì là bệnh lý thường gặp nên không ít chị em phụ nữ chủ quan trong điều trị và phòng ngừa, song điều này có thể khiến chị em gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Không nên chủ quan mà cần đi khám, điều trị khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Đi tiểu nóng, rát là triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu ở nữ giới

.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ 

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,… Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,…

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,… cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ 

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị. Dưới đây là những biện pháp chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ phổ biến nhất hiện nay:

Sử dụng thuốc tây 

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới cần sử dụng đúng kháng sinh và đúng liều lượng mới đem lại hiệu quả tốt. Với bệnh nhân mới chỉ xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu khu trú, thường là viêm niệu đạo thì thường chỉ định kháng sinh đường uống từ 5 – 7 ngày.
Nếu triệu chứng viêm đường tiết niệu nặng như lạnh run, nhiễm trùng huyết, xuất hiện ổ viêm thì cần nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

Nếu dùng kháng sinh nhưng không hiệu quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, cần kiểm tra có dị dạng đường tiểu hay không để đặt ống tiểu. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do dùng kháng sinh không phù hợp, lúc này bác sĩ cần nuôi cấy vi khuẩn để lựa chọn đúng kháng sinh điều trị.

Bên cạnh thuốc kháng sinh thì viêm đường tiết niệu ở nữ giới cũng được điều trị bằng thuốc uống có tính sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên do nghiên cứu về hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc chưa nhiều nên chưa có nhiều nơi áp dụng điều trị.

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị chính viêm đường tiết niệu

Phẫu thuật 

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu viêm đường tiết niệu không thể khống chế bằng thuốc hoặc có xuất hiện biến chứng nặng tại thận. Ngoài ra, nếu viêm đường tiết niệu ở nữ là do dị dạng hệ niệu thì cũng cần phẫu thuật chỉnh sửa, tránh bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay các chuyên gia khuyên chị em bị viêm đường tiết niệu nên sử dụng các sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ thiên nhiên đem lại hiệu quả cao, an toàn và lâu dài cho người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của  9 thảo dược quý: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa, khúng khéng, thông thảo, chỉ thiên, hạt hẹ, thỏ ty tử, curcumin giúp giải quyết các triệu chứng của viêm đường tiết niệu một cách triệt để, nhanh chóng. Hải kim sa trong Thanh Thận Pharmatree là một dược liệu nổi tiếng được sử dụng trong Đông y trong điều trị các bệnh lý về viêm đường tiết niệu. Dược liệu có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và tiểu trường. Theo y học cổ truyền, hải kim sa có tác dụng : Tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp; chủ trị: 

Tiểu tiện khó khăn, đái dắt, đái buốt

-Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu

-Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang

-Điều trị viêm thận, phù thũng

Ngoài ra, các dược liệu khác như kim ngân hoa, chỉ thiên, thông thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp tăng khả năng đào thải và thanh lọc thận.

 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị       các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ hiệu quả

Bài viết Viêm đường tiết niệu ở nữ là do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-o-nu-la-do-dau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html/feed 0
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh.html#respond Fri, 03 Jun 2022 02:06:02 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3954 Dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và khắc phục tình trạng viêm. Do chức năng của đường tiết niệu là đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể nên cũng có liên quan trực tiếp tới những thực phẩm mà cơ thể hấp thụ vào. Vậy […]

Bài viết Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và khắc phục tình trạng viêm. Do chức năng của đường tiết niệu là đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể nên cũng có liên quan trực tiếp tới những thực phẩm mà cơ thể hấp thụ vào. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bệnh nhân có một chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Tổng quan về viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bao gồm thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Tương tự như viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu được được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm mốc.

Hai chủng vi khuẩn là Escherichia coli và Staphylococcus saprophyticus là nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng bệnh phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Nước tiểu có mùi hăng
  • Có cảm giác trống rỗng ở bàng
  • Đau vùng xương chậu
    Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới lại dễ mắc bệnh hơn nam giới. Điều này được giải thích là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất có thể tăng thêm năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm người bệnh đường tiết niệu nên ăn bao gồm:

Nước ép nam việt quốc

Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tự nhiên phổ biến và nổi tiếng. Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất được gọi là Proanthocyanidin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn E.coli liên kết với các tế bào trong đường tiết niệu. Sử dụng nước ép nam việt quất mỗi ngày cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm bám vào thành đường tiết niệu và gây bệnh.

Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng chứa chất chống oxy hóa tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Nước ép nam việt quất đôi khi không có tác dụng điều trị rõ rệt đối với một số đối tượng. Tuy nhiên, nước ép cũng không gây hại đến cơ thể người bệnh. Điều quan trọng là hãy chọn nước ép nguyên chất, không đường và không chứa hương liệu hóa học hoặc chất phụ gia tạo mùi, vị ngọt.

Nước ép nam việt quất rất tốt cho người viêm đường tiết niệu

Các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh)

Probiotic cung cấp những vi khuẩn có lợi để loại bỏ những vi khuẩn gây hại, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, phòng chống những bệnh lý liên quan niệu đạo.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn tạo nên hàng rào vững chắc bảo vệ trải dài từ âm đạo tới bàng quang, giúp phòng ngừa những bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u xơ cổ tử cung,… hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung những sản phẩm giàu probiotic như sữa chua không đường, kim chi, nấm thủy sâm…

Probiotic hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện những triệu chứng viêm đường tiết niệu

Trái cây và rau xanh

Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể tăng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng nhiều trái cây tươi cũng giúp tăng lượng nước tự nhiên trong cơ thể, thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước các cách làm giảm nguy cơ Hydrat hóa, làm loãng bàng quang và giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Việc đi tiểu thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, uống nước cũng giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ nước ở mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng việc tiêu thụ nhiều nước không làm kích ứng hoặc nghiêm trọng hơn tình trạng viêm đường tiết niệu. Hãy uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày hoặc uống nước ngay khi cảm thấy hơi khát.

Dấm táo

Dấm táo có những enzym, dưỡng chất thiết yếu như kali hỗ trợ ức chế vi khuẩn E.Coli phát triển mạnh. Loại dấm này còn chứa lượng axit axetic có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn tốt và tiêu diệt các vi khuẩn xấu. Mỗi ngày, người bệnh có thể hòa 2 muỗng dấm táo vào ly nước sạch rồi thêm một ít nước cốt chanh, mật ong trộn đều, uống 2 lần/ngày.

Viêm đường tiết niệu kiêng gì?

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chứa chất bảo quản có thể kích thích bàng quang và làm các triệu chứng viêm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau:

Cà phê

Các loại thức uống chứa caffeine sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn, khiến tình trạng viêm đường tiểu trở nên trầm trọng. Người uống trên 2 ly cà phê mỗi ngày có khả năng viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người không uống.

Sử dụng cà phê khiến tình trạng viêm đường tiết niệu thêm trầm trọng

Soda  

Soda nói chung là thức uống có chứa caffeine, gas và chất tạo ngọt cũng như hương liệu. Ngoài ra, một số thành phần khác trong soda cũng được cho là có thể kích thích bàng quang và làm tăng khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu ở một số đối tượng.

Do đó, tốt nhất người bệnh nên chỉ nên dùng trà thảo dược hoặc nước lọc để thay cho soda và các loại nước có gas khác.

Thực phẩm cay

Mặc dù không phải ai cũng nhạy cảm với thực phẩm cay, tuy nhiên thức ăn cay được cho là có thể kích thích bàng quang khi bạn bị viêm đường tiết niệu.

Do đó, người có bệnh về đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen tiêu thụ thực phẩm cay hoặc các loại gia vị cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Lời khuyên về sinh hoạt cho người bệnh

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Bạn có thể uống nước lọc hay nước ép để giúp thanh lọc đường tiểu, hỗ trợ điều trị.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Nữ giới nên lau chùi từ trước ra sau, không thụt rửa hay xịt nước sâu vào trong âm đạo. Người bệnh nên tắm bằng vòi sen hơn là tắm bồn, mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần bó chật.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm triệu chứng trở nặng.
  • Không nhịn tiểu: Người bệnh cần tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
  • Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có khả năng tương tác với một số loại thuốc kháng sinh. Vì thế, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai.

Bài viết Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-nen-an-gi-kieng-gi-de-nhanh-khoi-benh.html/feed 0
Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Đọc ngay bài viết này! https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-co-quan-he-duoc-khong-doc-ngay-bai-viet-nay.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-co-quan-he-duoc-khong-doc-ngay-bai-viet-nay.html#respond Fri, 03 Jun 2022 02:04:00 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3971 Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu, đổi khi có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Vậy viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và nếu cần kiêng quan hệ thì phải kiêng bao lâu? Tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm thông tin […]

Bài viết Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Đọc ngay bài viết này! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiểu, đổi khi có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Vậy viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và nếu cần kiêng quan hệ thì phải kiêng bao lâu? Tham khảo bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu, từ niệu đạo cho đến thận. Vậy bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, nếu giao hợp sẽ ảnh hưởng thế nào?

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không còn phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh. Thông thường, khi bị tình trạng này, ở cả nam và nữ đều có những biểu hiện phổ biến như:

  • Có cảm giác đau rát, khi đi tiểu thường rất khó chịu vì ê buốt, tắc, bí.
  • Số lần đi tiểu tăng lên và đa phần là cần đi tiểu khẩn cấp.
  • Những biểu hiện đâu xuất hiện ở vùng chậu, bụng, lưng dưới.
  • Do những ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và vùng chậu nên khi bị viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến cảm giác trong lúc giao hợp. Chẳng hạn như:

Viêm đường tiết niệu ở nam: Gây cảm giác đau nhức ở bụng dưới, vùng chậu và có thể khiến dương vật chảy mủ. Vì vậy người bệnh bị giảm bớt ham muốn, khoái cảm trong chuyện ấy. Sau khi quan hệ, quý ông có thể cảm thấy đau buốt nhiều hơn.

Viêm đường tiết niệu ở nữ: Thường ảnh hưởng qua lại, gây nên các bệnh viêm nhiễm khác ở âm đạo. Vì vậy chị em sẽ cảm thấy nóng, rát, khô và đau trong hoặc sau khi quan hệ. Một số trường hợp có khả năng bị chảy máu, buốt trong lần đi tiểu đầu tiên sau khi “ân ái”.
Như vậy, trả lời câu hỏi bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, có thể nói là có. Tuy nhiên, bệnh ít nhiều có ảnh hưởng, làm giảm bớt khả năng thăng hoa trong chuyện chăn gối.

Thêm vào đó, viêm đường tiết niệu ở cả nam và nữ là tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn, nấm… nên nó có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, theo các bác sĩ và chuyên gia, thì người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ tình dục. Bởi nếu quan hệ khi đang bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Và còn gây ảnh hưởng đến cả chính người bạn đời.

Người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nên kiêng quan hệ tình dục

Rủi ro khi quan hệ trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Trên thực tế, quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro, bao gồm:

Gây đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác

Các kích thích từ bên ngoài vùng kín bằng ngón tay, đồ chơi tình dục hoặc dương vật cũng có khả năng gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể cản trở quá trình dương vật đi sâu vào âm đạo. Những vấn đề này khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn trong khi quan hệ.

Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới

Hoạt động tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. 90% các ca nhiễm trùng đường tiểu bắt nguồn từ việc vi khuẩn E. coli xâm nhập vào niệu đạo.

Loại khuẩn này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) hoặc phân. Chúng có thể di chuyển từ hậu môn, đường tiêu hóa lên cơ thể bạn hoặc từ tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục của đối tác trong khi quan hệ.

Hơn nữa, nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi và điều trị bệnh.
Việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới

Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời

UTI không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nó cũng không được coi là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì câu trả lời là không nên. Bởi bạn có thể lây truyền vi khuẩn gây UTI cho vợ (hoặc chồng) của mình.

Ví dụ, vi khuẩn E. coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể đưa vi khuẩn vào cửa âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh bị viêm đường tiết niệu sau bao lâu thì nên quan hệ và mang thai?

Sau vấn đề viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì hẳn các bạn đọc đều đang quan tâm đến thời điểm có thể quan hệ và mang thai bình thường. Người bị viêm đường niệu đạo cần được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Chúng ta chỉ nên thực hiện giao hợp sau khi đã được bác sĩ xác nhận là khỏe mạnh hoàn toàn, không còn phát hiện cầu khuẩn cũng như các triệu chứng của bệnh.

Thời gian đợi để được quan hệ trở lại lâu hay nhanh còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý, diễn biến bệnh và hiệu quả của phác đồ điều trị.

Đối với vấn đề mang thai thì tạm thời bạn chưa nên mang thụ thai ngay sau thời gian bị viêm nhiễm. Tốt nhất là cả nam và nữ đều điều dưỡng cơ thể, đảm bảo lối sống lành mạnh, tích cực. Chúng ta chỉ nên thụ thai sau ít nhất một tháng kể từ ngày cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, không còn viêm nhiễm.

Chỉ nên thụ thai sau ít nhất một tháng kể từ ngày cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn, không còn viêm nhiễm

Những lưu ý quan trọng quan hệ tình dục khi bị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không, theo các chuyên gia là không. Tuy nhiên nếu vẫn muốn giao hợp thì cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Quan tâm đến dấu hiệu của cơ thể: Hãy dừng lại các hoạt động tình dục nếu cảm thấy muốn đi tiểu một cách đột ngột. Bởi việc nhịn tiểu sẽ dễ làm tăng nguy cơ và triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
  • Sau khi quan hệ hãy đi tiểu ngay: Đây là cách hay nhằm loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
  • Quan hệ xong cần vệ sinh bộ phận sinh dục: Hãy vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau khi quan hệ tình dục nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế bệnh đường sinh dục và đường tiết niệu.
  • Không nên quan hệ bằng hậu môn, quan hệ bằng miệng hay tay. Bởi điều này dễ làm vi khuẩn gây bệnh lây lan ra những bộ phận khác và gây nhiễm trùng cho nhiều cơ quan trên cơ thể.
  • Nên trao đổi với bác sĩ trước nếu muốn quan hệ tình dục nhằm được tư vấn hoặc chỉ định sử dụng thuốc chống nhiễm trùng. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ làm bệnh trầm trọng và giảm khả năng lây cho bạn đời.

Bài viết Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Đọc ngay bài viết này! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-duong-tiet-nieu-co-quan-he-duoc-khong-doc-ngay-bai-viet-nay.html/feed 0
Dùng rau diếp cá chữa viêm bàng quang có thật sự hiệu quả? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dung-rau-diep-ca-chua-viem-bang-quang-co-that-su-hieu-qua.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dung-rau-diep-ca-chua-viem-bang-quang-co-that-su-hieu-qua.html#respond Wed, 01 Jun 2022 03:15:32 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4207 Rau diếp cá có chứa lượng lớn hoạt chất quercitrin, có tác dụng lợi tiểu. Không những thế, dược liệu tự nhiên này còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm bàng quang. Lợi ích của rau diếp cá trong chữa viêm bàng quang Rau […]

Bài viết Dùng rau diếp cá chữa viêm bàng quang có thật sự hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Rau diếp cá có chứa lượng lớn hoạt chất quercitrin, có tác dụng lợi tiểu. Không những thế, dược liệu tự nhiên này còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm bàng quang.

Lợi ích của rau diếp cá trong chữa viêm bàng quang

Rau diếp cá hay thường được gọi là ngư tinh thảo, lá giấp hoặc rau vẹn. Đây là một trong những loại thực phẩm thông dụng được nhiều người dân ưa chuộng bởi mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, các thành phần hóa học chứa trong rau diếp cá rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang.

Theo Đông y, rau diếp cá có tính mát và vị chua, cay, đi vào kinh Phế và Can. Do đó, thảo dược thường có tác dụng thông tiểu tiện, thanh nhiệt, giảm phù thũng và giải độc. Vì thế, giúp cải thiện triệu chứng khó tiểu, tiểu són hoặc tiểu ít,… do viêm bàng quang gây nên.

Không chỉ riêng Đông y, nghiên cứu Y học hiện đại cho biết, rau diếp cá có chứa hoạt chất mang tính chất kháng sinh tự nhiên Decanoyl – Acetaldehyd. Thành phần này có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bao gồm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu vàng, e.coli hoặc trực khuẩn bạch hầu,… Vì vậy, chúng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công bàng quang gây viêm.
Không những thế, các nhà khoa học cũng chứng minh thành phần quercitrin tìm thấy trong rau diếp cá có công dụng lợi tiểu và giải nhiệt. Chưa kể đến, chúng còn giúp lọc máu, giải độc và tăng cường hệ miễn dịch bàng quang, cơ thể. Vì vậy, sử dụng rau diếp cá đúng cách và đúng lượng sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm bàng quang. Đồng thời, giúp phòng ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và gây biến chứng.

Các thành phần hóa học chứa trong rau diếp cá rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang.

Một số cách sử dụng rau diếp cá để điều trị viêm bàng quang

Rau diếp cá là một loại thảo dược đối với cơ thể con người rất có lợi và có ích. Được chứng minh bởi Đông Y và những nghiên cứu những thành phần hóa học trong rau diếp cá bởi những chuyên gia về sức khỏe. Nên đối việc ăn và dùng rau diếp cá trong những bữa ăn hay nấu thành nước uống là một trong những lời khuyên của những chuyên gia sức khỏe về việc điều trị viêm bàng quang và sức khỏe con người.

Bạn cũng có thể sử dụng để ăn sống hay ăn kèm cùng những món ăn khác thường ngày trong bữa cơm gia đình, nhưng vì có mùi tanh hơi nồng và có thể có nhiều người không quen với mùi của rau diếp cá. Nên bạn cũng có thể chế biến rau diếp các thành những món thức uống cho dễ uống hơn, đối với những người đang điều trị viêm bàng hoang sẽ giúp giảm được tình trạng tiểu buốt, tiêu rát, khó tiểu, tiểu ít hiệu quả:

Làm nước ép rau diếp cá

Đây là một trong những cách làm nước uống rau diếp cá cực kì dễ làm và nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được. Bạn có thể dễ dàng thực hiện làm nước ép rau diếp cá như sau:

  • Hái một nắm hoặc mua rau diếp cá, nên dùng vừa đủ, bạn chỉ cần lấy một nắm là được
  • Sau đó, rửa sạch rau diếp cá và cho vào ngâm cùng với nước muối pha loãng
  • Vớt ra để ráo, sau đó cho vào máy ép, ép lấy nước
  • Lọc lấy nước và uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày để làm giảm đi những tình trạng bệnh liên quan đến viêm bàng quang. Đối với những người không có tiền sử bệnh cũng có thể dùng mỗi ngày để bổ sung kháng sinh, ngăn ngừa bệnh viêm bàng quang, rất tốt cho sức khỏe.

 

Uống nước ép rau diếp cá giúp cải thiện các triệu chứng của viêm bàng quang hiệu quả

Trà rau diếp cá

Đối với những người không thể ăn sống được rau diếp cá hay uống được nước ép thì có thể tham khảo cách làm trà diếp cá dưới đây. Mỗi ngày bạn có thể dùng 1 ly trà diếp cá sẽ giúp giảm được những triệu chứng, những biến chứng nặng của bệnh viêm bàng quang.

Ngoài ra, còn giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ sợ điều trị làm co búi trĩ, điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả. Đối với cơ thể, thì ngăn ngừa được những biểu hiện nóng trong, nổi mụn nhọt ngoài da cũng cực kì hiệu quả. Đối với việc chế biến rau diếp cá thành trà giúp chúng ta dễ uống và có tránh được mùi hương tanh nồng vốn có của rau diếp cá:

  • Bạn mua 1 lượng rau diếp cá vừa đủ, nên chọn rau diếp cá có lá tươi ngon, đối với những lá đã hư hay bị úng thì nên cắt bỏ, chỉ để lại những lá tươi ngon nhất để làm trà. Vì với những lá đã hư nếu bạn chế biến thì khi uống phải sẽ dễ dẫn đến những biểu hiện không tốt, làm tình trạng viêm bàng quang nặng hơn.
  • Rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng
  • Vớt để ráo, sau đó đem phơi khô và sấy cho khô lá diếp cá cho đến khi phần lá tơi ra
  • Mỗi lần dùng thì có thể lấy một ít và pha với nước nóng như bạn pha trà bình thường

Đối với những người bị bệnh viêm bàng quang thì tốt nhất nên dùng mỗi ngày để bệnh tình thuyên giảm, tránh được tình trạng bị viêm bàng quang nặng hơn. Còn đối với những người bình thường có thể uống trà diếp cá hằng ngày để thanh lọc và giải độc, kháng viêm cho cơ thể.

Trà diếp cá là phương pháp đơn giản để trị viêm bàng quang

Ăn rau diếp cá

Đối với những người mắc bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thì trong mỗi bữa ăn hằng ngày nên ăn kèm theo 4-5 lá rau diếp cá để giúp điều trị, hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm đường tiểu hiệu quả. Nhưng nếu ăn sống thì nên vệ sinh rau sạch sẽ bằng việc rửa sạch và thật kĩ rau diếp cá.

Có thể pha với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo rồi mới ăn. Không nên ăn những lá rau quá ẩm ướt, vì sẽ rất dễ nhiễm những kí sinh trùng. Ăn phải những loại lá của rau diếp cá như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến viêm đường ruột hay dẫn đến việc viêm bàng quang nặng hơn.

Mỗi bữa ăn hằng ngày nên ăn kèm theo 4-5 lá rau diếp cá

Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm bàng quang

Như chúng ta được biết, thì bệnh viêm bàng quang chính là viêm đường tiết niệu, khi mắc phải căn bệnh này thì sẽ có những triệu chứng như là tiểu buốt, tiểu rát, khó tiểu hay tiểu ít,… Đó là dấu hiệu cho thấy đường tiết niệu của bạn đã bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của những loại vi khuẩn. Nên khi điều trị bệnh viêm bàng quang, nên chú ý những việc sau đây để giúp điều trị bệnh viêm bàng quang hiệu quả, mà không dẫn đến những biến chứng viêm nhiễm nặng.

  • Khi điều trị bệnh viêm bàng quang bằng cách sử dụng ăn thảo dược rau diếp cá thì nên lựa chọn mua những loại tươi xanh, nên chú trọng việc vệ sinh rửa sạch, tốt nhất là sau khi rửa sạch thì ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, vớt ra để ráo rồi sau đó mới chế biến.
  • Việc điều trị bằng rau diếp cá cũng chỉ là biện pháp tạm thời cho những chuyển biến hay tình trạng bệnh viêm bàng quang trở nặng, chứ không thể điều trị dứt điểm được. Bên cạnh việc điều trị bằng việc ăn hay uống nước rau diếp cá thì cũng nên phối hợp điều trị cùng với những hướng dẫn và toa thuốc hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên vệ sinh đường tiểu sạch sẽ, không nên nhịn tiểu quá lâu
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lí
  • Uống nhiều nước lọc và chú ý nên đi tiêu thường xuyên để đào thải được những chất động, hỗ trợ cho việc hoạt động của hệ bàng quang
  • Nên vận động và tập thể dục rèn luyện cho sức khỏe cơ thể, khi vận động sẽ giúp cho việc trao đổi chất và hoạt động thải độc qua da được hiệu quả và tốt hơn.

Bài viết Dùng rau diếp cá chữa viêm bàng quang có thật sự hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dung-rau-diep-ca-chua-viem-bang-quang-co-that-su-hieu-qua.html/feed 0
Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html#respond Wed, 01 Jun 2022 02:48:34 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4197 Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra gọi là nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là bệnh viêm bàng quang. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm bàng quang là bệnh viêm đài bể thận. Viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang […]

Bài viết Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra gọi là nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là bệnh viêm bàng quang. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm bàng quang là bệnh viêm đài bể thận.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng có thể do một số loại thuốc, xạ trị hoặc là một biến chứng của bệnh khác.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp hoàn toàn có thể làm giảm biến chứng của viêm bàng quang. Phương pháp điều trị thường dùng đối với viêm bàng quang do vi khuẩn là dùng kháng sinh. Đối với viêm bàng quang do nguyên nhân khác thì phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân bệnh Viêm bàng quang

Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

Viêm bàng quang do nhiễm vi khuẩn

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến viêm bàng quang

Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli)

Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác gây viêm bàng quang như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh

Nguyên nhân gây viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn E.coli

Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng bàng quang

  • Viêm bàng quang kẽ
  • Do thuốc: các loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide
  • Do xạ trị, đặc biệt là xạ trị vùng khung chậu
  • Do đặt ống thông tiểu
  • Do hóa chất: như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem thuốc diệt tinh trùng
  • Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc tổn thương tủy sống
Viêm bàng quang kẽ cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang

Triệu chứng bệnh Viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến là:

  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn bình thường, mỗi lần chỉ tiểu ra một ít
  • Đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Lúc nào cũng có cảm giác phải đi tiểu gấp
  • Đau trằn bụng dưới
  • Đau lưng ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng
  • Tè dầm vào ban ngày ở trẻ em
  • Sốt nhẹ
    Tiểu ra máu, tiểu màu đục, có mùi hôi là triệu chứng điển hình của viêm bàng quang

Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ do các dấu hiệu viêm bàng quang thường ít khi được phát hiện hoặc bị nhầm với bệnh khác.

Đường lây truyền bệnh Viêm bàng quang

  • Viêm ngược dòng từ niệu đạo đi lên
  • Viêm thận lan xuống
  • Từ đường máu: do du khuẩn huyết (E.coli) hoặc nhiễm khuẩn huyết gây ra

Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm bàng quang

Viêm bàng quang rất phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Hơn 50% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang. Một khi đã bị bệnh thì nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm bệnh là rất cao. Phụ nữ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, do đó vi khuẩn xung quanh vùng tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở nam giới, nguy cơ bị viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, bao gồm:

  • Giới tính: viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới
  • Tuổi tác: nguy cơ bị viêm bàng quang tăng dần theo độ tuổi
  • Bất động lâu ngày
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Đang trong thời kỳ mang thai
  • Đang mãn kinh
  • Có sỏi trong bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản
  • Phì đại tiền liệt tuyến
  • Bị bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư
  • Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài
  • Do vệ sinh không đúng cách khiến vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm
50% phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị viêm bàng quang

Phòng ngừa bệnh Viêm bàng quang

  • Uống đủ lượng nước hàng ngày
  • Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu đối với nữ giới
  • Tránh sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo hoặc thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt
  • Tắm vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm hay tắm dưới ao hồ, sông suối
  • Mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton và nên thay quần lót mỗi ngày
  • Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh
  • Tránh sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, đặc biệt cần quan tâm với người bị bệnh bại liệt, tiểu không tự chủ, dùng bỉm, …
  • Điều trị tích cực bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tuyến tiền liệt
  • Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng
  • Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để tìm vi khuẩn gây bệnh, máu và/hoặc mủ trong nước tiểu
  • Soi bàng quang
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT scanner)

Các biện pháp điều trị bệnh Viêm bàng quang

Cách chữa viêm bàng quang tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn:
Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm bàng quang gây ra bởi vi khuẩn. Những thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang là: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

  • Nhiễm lần đầu: người bệnh cần dùng kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày
  • Nhiễm trùng tái phát: người bệnh có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn (15-20 ngày)
  • Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc
  • Đối với phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.

Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi nguyên nhân khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang

  • Viêm bàng quang do hóa chất: tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát
  • Viêm bàng quang do xạ trị hoặc do thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang
  • Viêm bàng quang do biến chứng của bệnh khác: điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

Điều trị hỗ trợ

  • Dùng khăn hay túi chườm nóng vùng bụng có thể giúp giảm cảm giác căng tức hoặc đau bàng quang.
  • Uống nhiều nước
  • Tránh uống cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.

Bài viết Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/viem-bang-quang-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua.html/feed 0
Tiểu buốt sau khi quan hệ – Nguyên nhân và cách xử lý https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/tieu-buot-sau-khi-quan-he-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/tieu-buot-sau-khi-quan-he-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly.html#respond Tue, 24 May 2022 01:53:55 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3766 Tiểu buốt sau khi quan hệ là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Hiện tượng này không những gây cảm giác bức bối, khó chịu, phá hỏng hứng thú tình dục mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm đáng lo ngại. Việc sau khi quan […]

Bài viết Tiểu buốt sau khi quan hệ – Nguyên nhân và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Tiểu buốt sau khi quan hệ là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Hiện tượng này không những gây cảm giác bức bối, khó chịu, phá hỏng hứng thú tình dục mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm đáng lo ngại. Việc sau khi quan hệ đi tiểu buốt bắt nguồn từ đâu và phải xử lý thế nào?

Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiểu buốt sau quan hệ

Trải nghiệm cảm giác đau nhói khi đi tiểu sau khi quan hệ tình dục xảy ra với phụ nữ thường xuyên hơn nam giới. Cấu trúc âm đạo, niệu quản và âm vật của phụ nữ làm cho phụ nữ nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus hơn.

Nếu bạn chưa từng bị tiểu buốt sau quan hệ, có thể xem như bạn khá may mắn. Có nhiều phụ nữ cảm thấy đau rát khi đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Cứ 5 người thì có 1 người mắc phải triệu chứng này. Mặc dù một số phụ nữ cảm thấy đau đớn khi đi tiểu ngay sau khi giao hợp, những người khác có thể cảm thấy đau đớn một vài ngày sau đó.

Ngoài ra, chị em khi “lâm trận” có thể cảm thấy đau ở âm hộ, ở khu vực xung quanh lỗ âm đạo hoặc trong âm đạo. Một vị trí phổ biến thường bị đau khi quan hệ là vùng đáy chậu. Ngoài ra, khu vực lưng dưới, vùng xương chậu, tử cung hoặc bàng quang cũng có thể bị ảnh hưởng. Và cơn đau có xu hướng nặng hơn khi chị em đi tiểu.

Cảm giác đau buốt sau quan hệ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân đi tiểu buốt sau khi quan hệ

Hiện tượng đi tiểu nhiều và buốt sau khi quan hệ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do yếu tốt sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân sinh lý

  • Vệ sinh vùng kín trước và sau cuộc yêu không kỹ lưỡng dễ khiến cho các chất cặn bã sinh dục tích lũy tạo môi trường cho hại khuẩn phát triển gây nên các tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục với triệu chứng điển hình là tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Việc quan hệ tình dục không an toàn (chẳng hạn quan hệ quá mạnh bạo, lựa chọn tư thế không phù hợp hoặc không sử dụng bao cao su) sẽ làm tăng nguy cơ làm tổn thương vùng kín. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn, ký sinh trùng hay tạp khuẩn từ người bệnh truyền sang người lành gây hiện tượng tiểu buốt sau khi quan hệ.
  • Nữ giới thiếu dịch bôi trơn âm đạo tự nhiên (có thể do thời gian quan hệ kéo dài, căng thẳng quá độ hoặc rối loạn hormone) khả năng cao cũng bị tiểu buốt sau khi ân ái. Sở dĩ như vậy là vì thiếu chất bôi trơn sẽ làm “cô bé” bị tổn thương do ma sát và cơn đau sẽ xảy ra ngay khi kết thúc “chuyện ấy” kéo dài đến vài ngày sau đó.
  • Mặc đồ lót quá chật, không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm gây tiểu buốt sau khi quan hệ.
  • Cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ làm biến động các hormone trong cơ thể. Khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường đào thải các chất càng nhanh càng tốt để tái lập lại cân bằng dẫn đến hiện tượng tiểu rắt.
Mặc quần lót quá chật có thể là nguyên nhân gây tiểu buốt sau quan hệ

Nguyên nhân bệnh lý

Tiểu buốt sau khi quan hệ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

  • Viêm đường tiết niệu: bệnh phần lớn do vi khuẩn gram âm (thường gặp nhất là E. coli sau đó là Klebsiella, Enterobacter) xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo đi lên gây tình trạng viêm niệu đạo, bàng quang với biểu hiện trên hệ tiết niệu như tiểu lắt nhắt, tiểu gắt buốt hay cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù mới tiểu tiện xong. Khi thấy tiểu buốt sau khi quan hệ thì rất có khả năng bạn đã bị viêm đường tiết niệu
  • Viêm thận: bệnh cũng bắt nguồn từ việc nhiễm trực khuẩn gram âm nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm (như suy thận, áp xe thận, hoại tử nhú thận…) nếu không sớm phát hiện và chữa trị. Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị viêm thận gồm đau rát khi tiểu tiện, tiểu nhiều, đau lưng và vùng bụng dưới, nước tiểu có mùi và màu đục (đặc biệt kèm theo sốt)…
  • Các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến như là viêm, phì đại tuyến tiền liệt do suy giảm nội tiết tố sinh dục hoặc ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây hại đều có thể khiến phái mạnh bị tiểu rắt, tiểu buốt sau khi quan hệ hoặc tiểu tiện nhiều lần trong ngày
  • Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa cũng khiến các chị em có cảm giác nóng rát, tiểu buốt sau khi giao hợp. Tình trạng này dễ gặp ở nữ bởi đường niệu đạo của phái đẹp thường khá ngắn, lại gần hậu môn nên vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây bệnh.

Tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục có nguy hiểm không?

Bị tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục là trạng thái bất thường và có mức độ nguy hiểm không hề nhỏ.

Ảnh hưởng đến sức khỏe 

Hiện tượng tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục là cảnh báo cho nữ giới về những bệnh lý mà mình đang gặp phải: viêm tử cung, viêm buồng trứng, nấm âm đạo, nhiễm trùng vùng kín, viêm đường tiết niệu,…

Tất cả những bệnh lý trên đều khiến cho sức khỏe chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ phát triển thành ung thư, gây vô sinh và có thể dẫn tới tử vong nếu không đi khám và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản 

Những bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục ở nữ giới đều nằm trong cơ quan sinh sản. Nếu chị em không đi khám và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình 

Thường xuyên bị tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục sẽ khiến cho nữ giới cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán nản. Từ đó sinh ra tâm lý sợ quan hệ, lâu dần khiến cho quan hệ vợ chồng gặp nhiều trục trặc, dễ mâu thuẫn tình cảm, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng công việc của chị em.

Cách khắc phục tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ

Cách khắc phục tình trạng sau khi quan hệ đi tiểu bị buốt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Nếu liên quan đến bệnh lý, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị (thường là kháng sinh, kháng viêm) hoặc can thiệp ngoại khoa (trong trường hợp có sỏi thận, u xơ tiền liệt tuyến). Còn nếu tiểu buốt sau khi quan hệ là do nguyên nhân sinh lý, bạn cần thay đổi lối sống và tham khảo những lời khuyên dưới đây:

  • Vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vùng kín) đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục. Phái đẹp cần chú ý tránh việc thụt rửa sâu vào âm đạo hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh làm mất cân bằng pH âm đạo.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tích cực bổ sung các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhằm củng cố sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài. Đồng thời, bạn hãy uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và hạn chế tình trạng cặn lắng nước tiểu, gây nhiễm trùng, tiểu buốt sau khi quan hệ.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, không khuyến cáo thử các hình thức quan hệ thô bạo dễ làm cơ quan sinh dục bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh mặc quần áo chật, ôm sát vì thói quen này sẽ làm cho da tiết nhiều mồ hôi hơn từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Cả nam lẫn nữ cần ý thức việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Sử dụng sản phẩm thảo dược 

Ngoài những biện pháp kể trên, ngày nay người bệnh có xu hướng sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược vừa đem lại hiệu quả lâu dài lại an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree được người bệnh tin dùng. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
  • Điều trị viêm thận, phù thũng. 

Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree

 

Bài viết Tiểu buốt sau khi quan hệ – Nguyên nhân và cách xử lý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/tieu-buot-sau-khi-quan-he-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly.html/feed 0
Bấm huyệt chữa bí tiểu có thật sự hiệu quả? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/bam-huyet-chua-bi-tieu-co-that-su-hieu-qua.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/bam-huyet-chua-bi-tieu-co-that-su-hieu-qua.html#respond Tue, 24 May 2022 01:53:27 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3750 Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không […]

Bài viết Bấm huyệt chữa bí tiểu có thật sự hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không cần nhiều trang thiết bị, không xâm lấn cơ thể nên tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Bí tiểu theo quan niệm của Đông y

Khái niệm

Theo tài liệu Đông y, bí tiểu cơ năng thường được mô tả trong chứng “long bế” hay “lung bế”. Trong đó:

  • Long (lung): Nghĩa là tiểu dắt, khó khăn, nước tiểu nhỏ giọt, ít, ngắn…
  • Bế: Là có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không ra được, thường là thể cấp.

Bên cạnh đó, bệnh cảnh còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như người mệt mỏi, đau lưng, bụng dưới căng tức, đau rát niệu đạo…

Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không thể đi được

Nguyên nhân

Dựa vào tình trạng người bệnh mà Đông y chia bí tiểu thành 2 nhóm thường gặp:

  • Thực chứng gồm tổn thương mới và triệu chứng rầm rộ. Nguyên nhân thường do ẩm thực không hợp lý hay ngoại tà xâm phạm mà sinh thấp nhiệt (viêm, nhiễm…), ứ huyết (sỏi, chấn thương…). Tất cả những điều này đều làm trở ngại sự vận hành của khí cơ bàng quang.
  • Hư chứng gồm những tổn thương lâu ngày và triệu chứng kéo dài. Thường do rối loạn chức năng của Thận khí, không ôn ấm, khí hóa được bàng quang dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Ngoài ra, Thận âm hư sinh nội nhiệt, thiêu đốt dịch nên phần nước ở bàng quang giảm sút.

Bên cạnh đó, Đông y còn ghi nhận một số nguyên do khác như phế nhiệt, can khí uất trệ, sau mổ, sau sinh… Làm ảnh hưởng đến công năng điều hòa thủy đạo, khí uất trệ, lưu thông kém…

Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả?

Bấm huyệt chữa bí tiểu và các triệu chứng của viêm đường tiết niệu là phương pháp không sử dụng thuốc. Các huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết tới tạng phủ, kinh mạch trong cơ thể. Vì thế, bấm huyệt được xem là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, cân bằng khí trong và ngoài cơ thể. Bấm huyệt cũng giúp người bệnh dễ chịu hơn, thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng quát, chữa lành các vùng tương ứng trên cơ thể. 

Ngoài ra, bấm huyệt chữa bí tiểu mang đến nhiều ưu điểm và hiệu quả.Bởi chúng đáp ứng được các nguyên tắc điều trị của chứng bệnh này như:

  • Điều tiết, cân bằng sự vận hành ở vùng hạ tiêu, đặc biệt là bàng quang.
  • Lợi tiểu, hỗ trợ cơ vùng bàng quang co thắt thuận lợi hơn, giảm sự căng cứng…
  • Trừ thấp nhiệt, thông suốt thủy đạo, điều hòa khí cơ, hành khí hoạt huyết…
  • Tăng cường chức năng tạng phủ, nhất là tạng Thận và Bàng quang, ích khí, tán kết…

Những lợi ích trên cho thấy, bấm huyệt nên được ưu tiên trong điều trị rối loạn tiểu tiện.

Sử dụng bấm huyệt chữa bí tiểu đem lại hiệu quả điều trị cao

Các huyệt trị bí tiểu

Trên cơ thể người có tổng cộng 108 huyệt vị với công dụng khác nhau. Bấm huyệt chữa bí tiểu được dùng ở mọi trường hợp bí tiểu và cho nhiều lứa tuổi. Để chữa bí tiểu bấm huyệt nào? Các huyệt lợi tiểu để trị bí tiểu gồm:

  • Huyệt Trung quản: vị trí của huyệt trung quản ở thẳng trên lỗ rốn 4 thốn hoặc lấy điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.
  • Huyệt Hạ quản: nằm thẳng trên rốn 2 thốn, ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên dưới trên.
  • Huyệt Đại hoành: vị trí của huyệt đại hoành nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 4 thốn.
  • Huyệt Thiên khu: nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 2 thốn.
  • Huyệt Quan nguyên: nằm thẳng dưới rốn 3 thốn, nằm trên bờ xương mu cách 2 thốn. 
  • Huyệt Khí hải:  nằm thẳng dưới rốn 2,5 thốn
  • Huyệt Quy lai: nằm dưới rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn
  • Huyệt Đản trung: vị trí của huyệt đạo này là điểm giao nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú.
  • Huyệt Túc tam lý: đây là huyệt trường sinh theo quan điểm của Đông y, nằm ở dưới mắt đầu gối 3 thốn và cách bờ xương ống chân 1 thốn.
  • Huyệt Tam âm giao: nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 3 thốn
  • Huyệt Thái khê: nằm ngay sau mắt cá chân trong, tại vùng lõm gần với gót chân.
  • Huyệt Dương lăng tuyền: nằm ở đầu trên của xương mác, chỗ lõm phía trước thân nối với đầu trên của xương mác.
Một số huyệt đạo dùng để chữa bí tiểu

Cách bấm huyệt chữa bí tiểu

Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau:

  • Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ
  • Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai
  • Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền
  • Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác
  • Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác

Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 – 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp.

Với sản phụ bị bí tiểu sau sinh có thể sử dụng cách này trước khi dùng trị liệu bằng bấm huyệt: Xoa làm nóng toàn bụng, đặc biệt là bụng dưới; đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ 50 vòng với lực vừa phải; dùng ngón tay cái miết dọc đường trục giữa từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu trong 30 lần.

Bấm huyệt chữa bí tiểu cần lưu ý gì?

Bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng cần có những lưu ý để điều trị đạt được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý khi bấm huyệt trị bí tiểu

Đối tượng cần được xem xét cẩn trọng trước khi bấm huyệt
Không phải tất cả mọi người đều có thể áp dụng được phương pháp bấm huyệt giống nhau. Bấm huyệt còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh. Một số đối tượng dưới đây không được bấm huyệt:

  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang đến kỳ kinh nguyệt tránh xoa bóp bấm huyệt vùng thắt lưng và vùng bụng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy tim, suy gan, suy thận.
  • Người đang có vết thương hở hoặc chấn thương như gãy xương, rạn xương.
  • Người bị viêm, sưng, nổi mẩn ở những vùng da có huyệt cần tác động.
  • Người bị động kinh, bệnh gút, gặp các vấn đề về tuyến giáp, có số lượng tiểu cầu thấp dễ bị chảy máu, bầm tím nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bấm huyệt.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bí tiểu

Trong toàn bộ các huyệt đạo trên cơ thể người thì có 36 huyệt là tử huyệt. Nếu không biết các vị trí huyệt đạo và bấm sai cách có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu rõ vị trí các huyệt đạo trước khi bấm huyệt và một số lưu ý khác:

  • Tìm hiểu và lựa chọn phòng khám, cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Người thực hiện bấm huyệt là người có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
  • Không được tự ý bấm huyệt tại nhà vì xác định sai huyệt hoặc dùng sức bấm quá mạnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, mức độ bí tiểu nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị nhanh hay chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài việc sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu, ngày nay người bệnh có xu hướng sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược vừa đem lại hiệu quả lâu dài lại an toàn với người sử dụng. Nổi bật trong số đó phải kể đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh thận Pharmatree được người bệnh tin dùng. Thanh Thận Pharmatree là một sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ 9 dược liệu quý, nổi bật trong số đó phải kể đến: Hải kim sa, mã đề, kim ngân hoa. Trong đó, kim ngân hoa có tính thanh nhiệt, giải độc, giải quyết vấn đề thấp nhiệt gây bí tiểu theo quan niệm của Đông Y. Mã đề từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa lợi tiểu hiệu quả do quy vào thận, kinh, bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,… Ngoài ra, Hải kim sa là một dược liệu quý quy vào tiểu trường, bàng quang chủ trị lợi tiểu, tiểu buốt, sỏi đường tiểu. Theo y học hiện đại, Hải kim sa còn có nhiều tác dụng đã được chứng minh như:

  • Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
  • Điều trị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
  • Điều trị viêm thận, phù thũng. 

Như vậy, Thanh thận Pharmatree giải quyết vấn đề bí tiểu theo cả nguyên nhân Đông y và Tây y. Hơn nữa, sản phẩm được chiết xuất từ 9 dược liệu quý đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị bệnh vừa hiệu quả, lại hoàn toàn an toàn với người sử dụng. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thanh Thận Pharmatree giúp điều trị bí tiểu hiệu quả

Bài viết Bấm huyệt chữa bí tiểu có thật sự hiệu quả? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/bam-huyet-chua-bi-tieu-co-that-su-hieu-qua.html/feed 0
Đi tiểu buốt có phải là dấu hiệu của mang thai không? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/di-tieu-buot-co-phai-la-dau-hieu-cua-mang-thai-khong.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/di-tieu-buot-co-phai-la-dau-hieu-cua-mang-thai-khong.html#respond Tue, 24 May 2022 01:52:34 +0000 https://pharmatree.vn/?p=3701 Đi tiểu buốt có phải dấu hiệu của mang thai không là vấn đề được nhiều chị em bàn luận sôi nổi với các luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tiểu buốt là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là dấu hiệu của bệnh viêm […]

Bài viết Đi tiểu buốt có phải là dấu hiệu của mang thai không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Đi tiểu buốt có phải dấu hiệu của mang thai không là vấn đề được nhiều chị em bàn luận sôi nổi với các luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tiểu buốt là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoa. Vậy để giải đáp chính xác vấn đi tiểu buốt là bệnh gì, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Đi tiểu buốt có phải mang thai không?

Thông thường, khi chị em phụ nữ mang thai thì cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi và những thay đổi này đều có thể cảm nhận được ngay từ ban đầu. Chậm kinh là yếu tố đầu tiên để xác định chị em phụ nữ có khả năng mang thai, bên cạnh đó còn rất nhiều dấu hiệu khác dễ dàng nhận biết.

Một số chị em phụ nữ sau khi quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt và băn khoăn không biết đi tiểu buốt có phải mang thai không?

Về vấn đề này, các chuyên gia có câu trả lời như sau: tiểu buốt không phải là dấu hiệu đặc trưng cũng không phải là dấu hiệu báo có thai ở nữ giới thế nên chị em không nên chủ quan.

Rất hiếm có trường hợp mang thai báo hiệu bằng dấu hiệu đi tiểu buốt mà có thể đây đang là một vấn đề bất thường của sức khỏe, báo hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó…

Đi tiểu buốt không phải dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ mang thai

Nguyên nhân đi tiểu buốt ở nữ giới 

Thực tế nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu buốt ra máu rất nhiều và được chia thành sinh lý và bệnh lý.

Nhiễm trùng đường tiểu dưới

Đây được xem là nguyên nhân tiểu buốt ở nữ giới có tỷ lệ gặp cao nhất. Nguyên nhân là do giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn hơn khiến một số loại vi khuẩn (đặc biệt là E.coli) dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu dưới. Một số dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới:

  • Tiểu buốt, cảm giác mót tiểu liên tục, nước tiểu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.
  • Do niệu đạo nằm gần âm đạo nên thường kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát, sưng tấy vùng kín.
  • Đôi khi người bệnh sốt nhẹ, ớn lạnh
  • Đau vùng bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ.

Nhiễm trùng đường tiểu dưới là nguyên nhân chính gây tiểu buốt ở nữ giới

Viêm bàng quang

Đây cũng là một nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới, hay gặp ở những phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, do thay đổi nội tiết tố hoặc mặc quần lót quá chật… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm các khu vực lân cận như tử cung, âm đạo hoặc niệu quản. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:

  • Tiểu buốt, số lần tiểu trên 7 lần/ngày mà vẫn còn cảm giác mắc tiểu, đôi khi tiểu đau buốt.
  • Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ.
  • Sốt nhẹ, đau bụng hoặc hay cáu gắt do việc đi tiểu liên tục gây ra

Một số nguyên nhân khác

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ thô bạo, nhiều bạn tình và không an toàn làm tăng khả năng nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục và sẽ lây lan sang đường tiểu (niệu đạo, bàng quang), biểu hiện bằng triệu chứng tiểu buốt
  • Thói quen vệ sinh không đúng cách: bản chất giải phẫu ở nữ giới nên đường tiểu dễ dàng bị nhiễm trùng chéo từ cơ quan sinh dục. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc sau quan hệ tình dục) thì nguy cơ cao sẽ nhiễm trùng cả hệ sinh dục và đường tiểu và gây tiểu buốt ở nữ giới.
  • Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh… khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt
  • Do thói quen nhịn tiểu hoặc sụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Điều trị tiểu buốt ở nữ giới

Điều trị tiểu buốt ở nữ giới được chia thành 2 trường hợp: Trường hợp nhẹ và trường hợp nặng 

Trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng tiểu rắt , tiểu buốt xuất hiện do nguyên nhân sinh lý, có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Phượng vĩ thảo: Phượng vĩ thảo tính lạnh, vị ngọt nhạt hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chữa tiểu rắt, tiểu buốt…
  • Dùng rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh có tác dụng giải độc nhuận tràng, thanh nhiệt. Có thể lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà.
  • Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, quy vào kinh phế, bàng quang và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống.

Mồng tơi là bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt đơn giản, hiệu quả

Trường hợp nặng

Nếu tiểu buốt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái đi tái lại thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu buốt.

Một số phương pháp điều trị thường gặp là kháng sinh, kháng viêm nếu do nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo; thuốc kháng nấm nếu do viêm do nấm gây ra; giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn đường tiểu (methylene blue)…

Phòng ngừa tiểu buốt ở nữ giới

  • Uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả tươi, đủ các nhóm chất khác nhau.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho luôn khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Không mặc quần lót ẩm ướt.
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, có chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo.
  • Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Bài viết Đi tiểu buốt có phải là dấu hiệu của mang thai không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/di-tieu-buot-co-phai-la-dau-hieu-cua-mang-thai-khong.html/feed 0