Bệnh tuần hoàn – Pharmatree https://pharmatree.vn Tinh hoa cây cỏ Việt Fri, 01 Jul 2022 04:43:36 +0000 vi hourly 1 https://pharmatree.vn/wp-content/uploads/2023/03/cropped-logo4-32x32.jpg Bệnh tuần hoàn – Pharmatree https://pharmatree.vn 32 32 Đau đầu khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị. https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dau-dau-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dau-dau-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html#respond Fri, 01 Jul 2022 04:43:36 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4679 Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở. Mặc dù trong khi mang thai có thể thai phụ xuất hiện kiểu đau đầu khác với bình thường, nhưng đa số trường hợp đau đầu khi mang thai […]

Bài viết Đau đầu khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Một nghiên cứu cho thấy có tới 39% số phụ nữ có thai bị tình trạng đau đầu khi mang thai và sau khi sinh nở. Mặc dù trong khi mang thai có thể thai phụ xuất hiện kiểu đau đầu khác với bình thường, nhưng đa số trường hợp đau đầu khi mang thai không có hại.

Các loại đau đầu thường gặp khi mang thai

Đa số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát (nghĩa là đau đầu không phải dấu hiệu hay triệu chứng của một bệnh lí hay rối loạn khác), hay gặp các loại sau:

  • Đau đầu do căng thẳng (tension headache).
  • Cơn đau đầu migraine (migraine attack).
  • Đau đầu chuỗi (cluster headache).

Khoảng 26% số trường hợp đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng. Hãy tham vấn với bác sĩ nếu bị đau đầu kéo dài hoặc đau đầu migraine trong khi mang thai (hoặc có tiền sử mắc migraine). Một số phụ nữ có tiền sử migraine lại ít xuất hơn cơn migraine hơn trong lúc mang thai. Migraine cũng có mối liên hệ với các biến chứng xảy ra ở cuối thai kì hoặc sau khi sinh nở.Đau đầu thứ phát trong khi mang thai có nguyên nhân từ một bệnh lí khác, chẳng hạn tăng huyết áp.Biểu hiện đau đầu trong khi mang thai rất khác nhau, phụ thuộc từng người, có thể là:

  • Đau mơ hồ.
  • Đau theo nhịp đập.
  • Đau nghiêm trọng ở một nửa đầu hoặc cả hai bên.
  • Đau buốt ở một hoặc hai mắt.

Đau đầu migraine có thể còn có:

  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Nhìn thấy các tia sáng hoặc chớp sáng.
  • Xuất hiện các điểm mù.

Điều trị đau đầu trong khi mang thai

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về trường hợp đau đầu của bản thân để có được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo các phụ nữ mang thai không nên sử dụng các thuốc aspirin và ibuprofen, bởi những thuốc giảm đau này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là khi thuốc được sử dụng trong ba tháng đầu thai kì. Thông thường acetaminophen tương đối an toàn khi được sử dụng để giảm đau ở các phụ nữ có thai, mặc dù một số nghiên cứu gần đây gợi ý acetaminophen cũng có thể có những tác động nhất định.

Bên cạnh đó, để giảm đau đầu mà không cần dùng thuốc, các phụ nữ mang thai có thể thử sử dụng những phương pháp sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tăng cường nghỉ ngơi.
  • Chườm bằng túi đá lạnh.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt.
  • Xoa bóp thư giãn.
  • Tập luyện thể dục, giãn cơ.
  • Sử dụng tinh dầu tự nhiên, chẳng hạn như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo hoặc tinh dầu hoa cúc.
Mẹ bầu có thể tập luyện thư giãn để giảm bớt cơn đau đầu
Mẹ bầu có thể tập luyện thư giãn để giảm bớt cơn đau đầu

Các nguyên nhân gây ra đau đầu trong khi mang thai

Đau đầu trong khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra, và nếu điều trị đúng nguyên nhân thì sẽ giải quyết được tình trạng đau đầu (thay vì sử dụng thuốc giảm đau thông thường).

Trong 3 tháng đầu thai kì

Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kì, bởi giai đoạn này cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Những thay đổi dưới đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát đau đầu:

  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Tăng thể tích tuần hoàn.
  • Thay đổi cân nặng.

Các nguyên nhân thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kì bao gồm:

  • Thiếu nước.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ
  • Ngưng sử dụng caffeine (ví dụ như người trước khi mang thai thường xuyên uống nhiều cà phê).
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Hạ nồng độ đường huyết
  • Quá ít vận động thể chất.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thay đổi thị lực.

Một số loại thức ăn nhất định cũng có thể gây ra đau đầu ở một số người, và nếu xác định được loại thức ăn nào là căn nguyên thì hãy tránh sử dụng nó. Các loại thức ăn có thể gây đau đầu trong thai kỳ bao gồm:

  • Sữa.
  • Pho mát.
  • Men nở.
  • Cà chua.

Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì

Đau đầu trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Tăng cân quá nhiều.
  • Đau đầu do tư thế.
  • Ngủ quá ít.
  • Ăn kiêng.
  • Căng và co thắt cơ.
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường.

Khi bị đau đầu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì người phụ nữ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Ước tính tại Hoa Kỳ có từ 6% tới 8% phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 20 tới 44 tuổi bị tăng huyết áp. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, tăng huyết áp có thể kiểm soát được, nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi, phổ biến nhất là sau tuần thứ 20 của thai kì. Bị tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ xuất hiện:

  • Đột quỵ.
  • Tiền sản giật
  • Sản giật.
  • Thiếu oxy cho thai nhi.
  • Sinh non
  • Nhau thai bong non.
  • Đứa trẻ sinh ra nhẹ cân.

Các nguyên nhân khác gây đau đầu trong thai kì

Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm khuẩn và các bệnh lí nghiêm trọng:

  • Nhiễm khuẩn xoang.
  • Hạ huyết áp
  • Huyết khối.
  • Đột quỵ.
  • Các bệnh lí tim mạch.
  • Viêm não, não – màng não.

Khi nào cần đi thăm khám bác sĩ?

Nhìn chung, các thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi xuất hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào, không riêng gì đau đầu, để chắc chắn rằng mọi chuyện đều ổn. Hãy đi khám ngay lập tức nếu:

  • Sốt.
  • Buồn nôn và nôn nhiều.
  • Nhìn mờ.
  • Đau đầu kéo dài; đau thường xuyên.
  • Đau nghiêm trọng.
  • Ngất xỉu.
  • Co giật.
Khi mẹ bầu có dấu hiệu sốt hoặc co giật hãy đi khám bác sĩ để được điều trị
Khi mẹ bầu có dấu hiệu sốt hoặc co giật hãy đi khám bác sĩ để được điều trị

Phòng tránh, giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ đau đầu trong khi mang thai mà không sử dụng thuốc, các thai phụ nên:

  • Tránh các nguyên nhân gây khởi phát đau đầu đã biết.
  • Hoạt động thể chất hàng ngày một cách phù hợp.
  • Cân bằng cuộc sống, quản lí tốt căng thẳng.
  • Luyện tập các phương pháp thư giãn.
  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, uống đủ nước.
  • Duy trì giấc ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Lắng nghe cơ thể và đi thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.

Bài viết Đau đầu khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dau-dau-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri.html/feed 0
Mối quan hệ giữa béo phì và rối loạn mỡ máu https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau-2.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau-2.html#respond Thu, 30 Jun 2022 05:30:21 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4673 Béo phì là căn bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến ở người trưởng thành. Người mắc phải bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, hoạt động hằng ngày mà béo phì còn dẫn đến một số các bệnh nguy hiểm mà đáng quan tâm nhất chính mỡ máu cao (rối […]

Bài viết Mối quan hệ giữa béo phì và rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Béo phì là căn bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến ở người trưởng thành. Người mắc phải bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, hoạt động hằng ngày mà béo phì còn dẫn đến một số các bệnh nguy hiểm mà đáng quan tâm nhất chính mỡ máu cao (rối loạn lipid máu)

Mỡ máu cao là gì?

Thông thường, mỡ máu (hay còn gọi là lipid máu) là một trong những thành phần vô cùng quan trọng. Chúng gồm 2 phần đó chính là Cholesterol và Triglycerides.

Tuy nhiên, khi một trong 2 thành phần trên, chủ yếu là Cholesterol có nồng độ quá cao hoặc quá thấp trong máu thì đó là một trong những đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

Béo phì là nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh mỡ máu tăng cao 
Béo phì là nguyên nhân khiến người bệnh dễ mắc phải bệnh mỡ máu tăng cao

Làm sao để biết được lượng mỡ trong máu

Rối loạn lipid máu thường sẽ không có dấu hiệu đặc trưng, tuy nhiên phần lớn các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường được phát hiện khi bắt đều có biến chứng đến các cơ quan khác.

Do đó, để chuẩn đoán được lượng mỡ trong máu một cách chính xác phải dựa trên các chỉ số sau: 

  • Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol >2.58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1.03mmol/L (40mmol/L)

Trong đó: 

  • LDL – cholesterol chính là nồng độ cholesterol xấu trong máu
  • HDL – cholesterol là nồng độ cholesterol tốt có trong máu
  • Triglyceride là lượng chất béo trung tính

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây nên rối loạn mỡ máu 

Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó chính là nhóm nguyên nhân thay đổi được và nhóm các tác nhân không thay đổi được. 

Tác nhân thay đổi được

  • Do chế độ dinh dưỡng: Việc dùng quá nhiều chất béo trong các bữa ăn hằng ngày như: thịt bò, dê, lơn, trứng, sữa,…hay các thực phẩm đóng hộp chứa nhiều dầu cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. 
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới mỡ máu
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới mỡ máu
  • Béo phì: béo phì khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mỡ tích tụ và gây rối loạn mơ máu. 

Tác nhân không thay đổi được

  • Tuổi tác và giới tính: Thông thường, nữ giới trung bình từ 15 -45 tuổi thường sẽ có tỉ lệ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên khi ở độ tuổi mãn kinh, nồng độ cholesterol xấu ở nữ giới bắt đầu tăng dần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất béo. 
  • Yếu tố di truyền: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị mỡ máu cao. Hãy trao đổi với gia đình, nếu có ông bà, ba mẹ hoặc họ hàng bị mỡ máu cao, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng giải quyết tốt nhất.
  • Các bệnh lý khác: Nếu gặp phải một số bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp cao, gan hoặc thận cũng có thể bị rối loạn mỡ máu. 
Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng tới rối loạn mỡ máu
Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng tới rối loạn mỡ máu

Mối liên quan mật thiết giữa béo phì và mỡ máu cao

Thông thường gan sẽ là bộ phận sản xuất ra cholesterol vừa đủ cho cơ thể. Thế nhưng đối với những người béo phì, việc ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều nặng lương sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể và khiến gan hoạt động nhiều hơn. 

Bên cạnh đó việc thường xuyên không vận động cũng sẽ khiến lượng calo tích tụ trong cơ thể hình thành các mô mỡ và làm tăng lượng chất béo trung tính ( Triglyceride).

Trên thực tế những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng chất béo trung tính trong máu, từ đó lượng cholesterol xấu cũng tăng dần đều và gây rối loạn mỡ máu cao hơn nhiều so với béo ở mông và đùi. 

Khi bạn tăng cân, lượng cholesterol xấu và triglyceride cũng sẽ bị đẩy lên nhanh chóng. Đó chính là lý do béo phì là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hoặc có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu. 

Những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng cholesterol xấu
Những người béo bụng có nguy cơ tăng lượng cholesterol xấu

Hậu quả nghiêm trọng khi mắc phải mỡ máu cao

Với tình trạng tăng cân không có dấu hiệu được cải thiện thì nguy cơ rối loạn mỡ máu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch, cao huyết áp và thậm chí là đột quỵ não,….

Đặc biệt hơn, khi bạn có đủ cả hai bệnh béo phì và mỡ máu cao thì nguy cơ dẫn đến đột quỵ cũng tăng thêm gấp nhiều lần và gây ra các bệnh nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe. 

  • Xơ vữa động mạch: Béo phì sẽ khiến lượng cholesterol xấu trong máu tăng nhanh chóng và khiến chúng bám vào thành động mạch. Nếu không có dấu hiệu cải thiện, lượng cholesterol xấu sẽ lắng đọng, hạn chế dòng chảy của máu và hình thành mảng xơ, vữa động mạch và khiến cho động mạch hẹp dần, thậm chí là tắc nghẽn động mạch. 
  • Các bệnh về tim mạch: Không chỉ ở động mạch, các mảng xơ, vừa nếu phát triển lâu ngày cũng sẽ làm hẹp các mạch chính cung cấp máu nuôi tim khiến tim bị thiếu máu. Dẫn đến các bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau tim, thiếu máu cơ tim. Nếu không kịp thời cấp cứu có thể tử vong bất cứ lúc nào. 
  • Đột quỵ não: Các mảng xơ, vữa sẽ liên tục di chuyển đến nhiều nơi gây tắc nghẽn các mạch máu, làm giảm lượng máu tuần hoàn lên não và gây thiếu máu não. Nếu nặng hơn, khi mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng đột quỵ não. 
Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch
Nếu cứ liên tục để cho rối loạn mỡ máu ngày càng nặng cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ về tim mạch

Cách để giảm lượng mỡ máu cao

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân.

Tuy nhiên, bạn nên chú trọng vào việc giảm mỡ, giảm các cholesterol xấu trong máu thay vì giảm cân nặng.

Bởi vì một khi lượng mỡ trong cơ thể giảm, tức là các cholesterol xấu trong máu cũng sẽ được cải thiện, đông thời ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ,… 

Cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân
Cách hiệu quả nhất giúp cải thiện lượng mỡ máu cao đó chính là giảm cân

Vậy giảm cân như thế nào mới hiệu quả? Bạn cần cắt giảm năng lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và tăng cường vận động để đốt cháy lượng mỡ dư thừa bằng cách: 

  • Ăn nhiều rau và trái cây
  • Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật để hạn chế lượng calo nạp vào. 
  • Bổ sung protein từ các loại thực phẩm: trứng, đậu, sữa, thịt ức gà,…
  • Cắt giảm tinh bột trắng và thay thế bằng gạo lứt, các loại ngũ cốc, khoai lang,…
  • Luyện tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội,….
Thể dục thể thao để loại bỏ mỡ thừa
Thể dục thể thao để loại bỏ mỡ thừa

Bài viết Mối quan hệ giữa béo phì và rối loạn mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau-2.html/feed 0
Các nguy cơ bất lợi với tim mạch do hút thuốc lá https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau.html#respond Wed, 29 Jun 2022 02:08:11 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4666 Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc những bệnh lý tim mạch, đột quỵ, răng miệng và cả bệnh ung thư. Ngay cả những người vô tình hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng gặp nhiều bất lợi cho sức khỏe, ở mọi lứa tuổi. Các nguy cơ bất […]

Bài viết Các nguy cơ bất lợi với tim mạch do hút thuốc lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc những bệnh lý tim mạch, đột quỵ, răng miệng và cả bệnh ung thư. Ngay cả những người vô tình hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng gặp nhiều bất lợi cho sức khỏe, ở mọi lứa tuổi.

Các nguy cơ bất lợi với tim mạch do hút thuốc lá

Bệnh mạch vành và  xơ vữa động mạch

   – Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành. Căn nguyên chủ yếu dẫn đến bệnh mạch vành là do tình trạng xơ vữa động mạch. Hút thuốc làm giảm cholesterol có lợi và làm tăng nồng độ cholesterol có hại, tăng triglycerid trong máu… gây tăng tình trạng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa động mạch dẫn đến hẹp mạch vành, ảnh hưởng khả năng cung cấp oxy cho tế bào cơ tim. 
   – Xơ vữa động mạch lại là nguyên nhân hàng đầu gây nên các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Triệu chứng của bệnh thời gian đầu không rõ ràng và sẽ tiến triển âm thầm cho tới khi các mảng xơ vữa lớn dần đến mức làm cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn dòng chảy của máu trong động mạch. Triệu chứng trên lâm sàng lúc này sẽ là những cơn đau tức ngực dữ dội, kèm theo khó thở, mệt mỏi khi gắng sức.
    – Nếu so sánh với những người không bao giờ hút thuốc thì những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc chứng co thắt mạch vành cao gấp nhiều lần.Và nguy cơ tái phát biến chứng do bệnh mạch vành trong một năm cũng cao hơn với người không hút thuốc.
    – Những người có thói quen hút thuốc lá thường khởi phát cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người không hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim do hút thuốc lá có thể tăng cao, phụ thuộc vào lượng thuốc lá đã hút, tần suất hút và độ tuổi người bệnh.
   – Hút thuốc lá cũng làm tăng khả năng đông máu, dẫn đến dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Nồng độ nicotin có trong khói thuốc lá, gia tăng trong máu cũng có thể gây co mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, làm tăng áp lực làm việc của tim nên cũng đến dẫn đến suy tim.

 Nguy cơ tim mạch từ thuốc lá
Nguy cơ tim mạch từ thuốc lá  

Phình động mạch chủ và bệnh cơ tim

   – Người hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ nhiều hơn, cản trở việc cung cấp máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Động mạch chủ bị hẹp do các mảng xơ vữa sẽ tạo thành những chỗ phình to, song song đó động mạch trở nên yếu dần, có thể bị vỡ, đe dọa đến tính mạng.
   – Thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cơ tim, phổ biến nhất là suy tim, khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, hơi thở ngắn và gấp. Khói thuốc lá phá hủy những động mạch nhỏ và gây tổn thương trực tiếp đến cơ tim. Hơn nữa, hút thuốc lá làm tăng khả năng nhạy cảm với virus dẫn đến viêm cơ tim.

   Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu

   – Người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ bị cao huyết áp  Nicotine trong khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị co thắt mạch vành, giảm oxy đến tim, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Đồng thời hút thuốc cũnglàm giảm hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp do các chất hóa học trong khói thuốc hạn chế tác dụng của thuốc điều trị.
   – Hút thuốc cũng gây tình trạng  rối loạn mỡ máu. Nicotine trong khói thuốc dẫn đến mỡ máu cao, gây phá hủy mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa động mạch.

 
   Rối loạn nhịp tim và đột tử

   – Khói thuốc lá sẽ làm tăng tiết chất catecholamine. Đây là một hoạt chất tự nhiên có trong cơ thể, có tác dụng tương tự như adrenaline. Khi chất này có nồng độ cao quá mức cho phép có thể gây ra tình trạng loạn nhịp tim, thậm chí rung thất, dẫn đến đột tử nếu không được can thiệp xử trí kịp thời
 

Bỏ thuốc để bảo vệ tim mạch

Cách tốt nhất để bảo vệ trái tim của bạn khỏi bệnh liên quan đến hút thuốc và tử vong là không bao giờ bắt đầu sử dụng thuốc lá, nhưng nếu bạn là người hút thuốc, bạn càng sớm có thể bỏ thuốc lá thì càng tốt. Bỏ hút thuốc mang lại lợi ích cho trái tim của bạn hiện tại và trong tương lai:

  • Hai mươi phút sau khi bạn bỏ thuốc, nhịp tim của bạn giảm xuống
  • Chỉ 12 giờ sau khi bỏ hút thuốc, nồng độ carbon monoxide trong máu giảm xuống mức bình thường, cho phép nhiều oxy hơn đến các cơ quan quan trọng như tim của bạn.
  • Trong vòng bốn năm bỏ thuốc, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống mức của những người không hút thuốc suốt đời.
Ngưng hút thuốc mang lại lợi ích cho trái tim của bạn
Ngưng hút thuốc mang lại lợi ích cho trái tim của bạn

 

Cách giúp từ bỏ việc hút thuốc lá

Việc từ bỏ hút thuốc là không hề dễ dàng. Theo thống kê, có 70% người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá nhưng chỉ có 5% số người này thành công. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn từ bỏ thuốc lá:

  • Lập kế hoạch về việc bỏ thuốc lá, chọn 1 ngày đặc biệt để bắt đầu ngừng hút thuốc.
  • Viết ra những lý do của bạn để bỏ hút thuốc. Đọc qua danh sách mỗi ngày, trước và sau khi bỏ thuốc lá.
  • Ghi lại thời điểm bạn hút thuốc, tại sao bạn hút thuốc và bạn đang làm gì khi hút thuốc. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì kích thích bạn hút thuốc.
  • Lập danh sách những việc bạn có thể làm thay vì hút thuốc. Hãy sẵn sàng làm một cái gì đó khác khi bạn muốn hút thuốc.
  • Hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc sử dụng kẹo cao su hoặc miếng dán nicotine.
  • Khi bạn muốn hút thuốc, hãy hít một hơi thật sâu. Giữ nó trong tối đa 10 giây và thở ra từ từ. Lặp lại nhiều lần cho đến khi ham muốn hút thuốc qua đi.
  • Thời gian đầu cai thuốc sẽ rất khó khăn, bạn có thể thèm thuốc lá, dễ cáu kỉnh, cảm thấy đói, ho thường xuyên, đau đầu hoặc khó tập trung. Những triệu chứng xảy ra do cơ thể bạn đã quen với nicotin, chất gây nghiện hoạt động trong thuốc lá. Những các triệu chứng này sẽ không kéo dài. Chúng xuất hiện nhiều nhất khi bạn bỏ thuốc lần đầu nhưng thường sẽ biến mất trong vòng 10 đến 14 ngày.
Việc từ bỏ hút thuốc là không hề dễ dàng
Việc từ bỏ hút thuốc là không hề dễ dàng

Bài viết Các nguy cơ bất lợi với tim mạch do hút thuốc lá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/moi-quan-he-giua-beo-phi-va-roi-loan-mo-mau.html/feed 0
Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/an-uong-ra-sao-de-tranh-mo-mau.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/an-uong-ra-sao-de-tranh-mo-mau.html#respond Tue, 28 Jun 2022 02:18:39 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4627 Gần đây, nhiều người sau khám sức khỏe được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu. Có nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này. Những người nào dễ có nguy cơ mắc bệnh? chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị rối loạn mỡ máu? Rối loạn chuyển hóa […]

Bài viết Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Gần đây, nhiều người sau khám sức khỏe được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu. Có nhiều thắc mắc xung quanh căn bệnh này.

Những người nào dễ có nguy cơ mắc bệnh? chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị rối loạn mỡ máu?

Rối loạn chuyển hóa lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là bệnh lý khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng
Rối loạn chuyển hóa lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là bệnh lý khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng

Rối loạn chuyển hóa lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là bệnh lý khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị mỡ máu cao, đặc biệt tăng lên đến 44% ở khu vực thành thị. 

Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra khi có một hoặc nhiều các thành phần mỡ máu bị rối loạn như: tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride, tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu mặc dù gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng rõ ràng, và thường được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm máu hay khi đã mắc các biến chứng.

Những đối tượng có nguy cơ dễ bị mỡ máu cao gồm

+ Người thừa cân, béo phì, ít vận động, ăn nhiều chất béo, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, thường xuyên căng thẳng, stress. Người gầy nhưng nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh như: sử dụng rượu bia nhiều, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật cũng có khả năng mắc bệnh.

+ Người mắc các bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp, bệnh gan mãn hay do dùng một số thuốc kéo dài (thuốc tránh thai, thuốc tim mạch lợi tiểu…).

Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu
Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu

Chế độ dinh dưỡng như thế nào phù hợp cho người bệnh rối loạn lipid máu?

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát mỡ máu
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát mỡ máu

 Người bị mỡ máu cao cần thay đổi lối sống và tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau:

+ Giảm năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân nếu có thừa cân, béo phì và cần giảm vòng bụng không quá 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. Nên giảm cân từ từ.

+ Giảm lượng chất béo, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng trong ngày. Hạn chế các loại acid béo no hay béo trans (mỡ, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ, kem thực vật…). 

Tăng cường các acid béo không no có trong dầu thực vật (dầu mè, dầu lạc, dầu ôliu, dầu đậu nành, dầu cá…) hay các loại hạt có dầu (vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô, hạt điều…). Nên uống sữa tách béo. Hạn chế món chiên, xào, quay, thức ăn nhanh.

+ Giảm lượng cholesterol ăn vào bằng cách hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, phủ tạng động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản nhất là gạch cua, gạch tôm…

+ Ăn đủ chất đạm nhưng cần chọn ăn thịt nạc (bỏ da, mỡ), cá, đậu hủ, đậu đỗ, nấm, rong biển. Nên ăn nhiều cá hơn thịt. Phối hợp cả đạm động vật và đạm thực vật.

+ Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, nhiều xơ (gạo lứt, yến mạch, khoai củ…) để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 gam/ngày.

+ Tăng cường rau củ và trái cây ít ngọt, khoảng 500 gam/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. 

Nên chọn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại như các thức ăn giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật…), thức ăn giàu beta-caroten (cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cải soong…), thức ăn giàu vitamin C (bưởi, táo, cam, dâu, kiwi…).

+ Nên uống nhiều nước lọc và có thể bổ sung các thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như gừng, nấm mèo, trà xanh…

Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào đến sức khỏe con người? 

Hiện tượng rối loạn mỡ máu (hay rối loạn chuyển hóa lipid máu) nếu kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch và tắc huyết khối, gây ra các bệnh thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, cao huyết áp và đột quỵ, đái tháo đường…

Hiện tượng rối loạn mỡ máu nếu kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch và tắc huyết khối
Hiện tượng rối loạn mỡ máu nếu kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch và tắc huyết khối

Rối loạn lipid máu là tình trạng có nồng độ lipid (gồm cholesterol và triglyceride) bất thường trong máu.

Người có rối loạn lipid máu có thể không có đủ cholesterol tốt, có quá nhiều cholesterol xấu, nồng độ triglyceride cao.

Rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch, khiến thành động mạch dày lên, mất tính mềm mại, đàn hồi. Mảng xơ vữa có thể làm hẹp động mạch tại chỗ, khiến lưu lượng máu giảm, hoặc bị tróc ra, trôi theo dòng máu và làm tắc mạch phía bên dưới. Các biến chứng của rối loạn lipid máu gồm:

  • Đau ngực: khi lượng máu đến tim giảm, bạn có thể cảm thấy đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành (hệ thống động mạch nuôi tim).
  • Nhồi máu cơ tim: nếu mảng xơ vữa rách hoặc tróc ra, cục máu đông có thể được hình thành tại chỗ vỡ khiến tắc mạch hoặc chèn vào một động mạch phía dưới. Nếu dòng máu đến một phần tim bị ngưng, bạn sẽ bị cơn nhồi máu cơ tim.
  • Đột quỵ: tương tự như nhồi máu cơ tim, nếu dòng máu đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông sẽ dẫn đến đột quỵ.

Triglyceride máu cao cũng là biểu hiện của tình trạng béo phì, hội chứng chuyển hóa. Triglyceride máu cao quá mức cũng có thể gây viêm tụy cấp.

Cách nào để điều chỉnh tình trạng rối loạn mỡ máu?

 

– Cơ cấu chế độ ăn để phòng ngừa, điều chỉnh tình trạng rối loạn lipid máu:

  • Dưới 7% năng lượng trong ngày từ chất béo bão hòa
  • 25-35% năng lượng từ chất béo
  • Dưới 200mg cholesterol trong chế độ ăn
  • Hạn chế natri dưới 2.400 mg/ngày
  • Ăn vừa đủ năng lượng để giữ cân nặng lành mạnh
  • Hạn chế rượu bia. Alcohol trong rượu bia là chất giàu năng lượng, gây tăng triglyceride máu.

Lưu ý vận động

Vận động thường xuyên để ngừa bệnh 
Vận động thường xuyên để ngừa bệnh

 Bên cạnh chế độ ăn, cũng cần lưu ý đến chế độ tập luyện. Hướng đến tập luyện thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần.

Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm triglyceride và làm tăng cholesterol “tốt”. Cố gắng tích hợp hoạt động thể lực vào công việc hằng ngày, thí dụ đi thang bộ trong lúc làm việc, hoặc đi bộ khi nghỉ giải lao.

 

Bài viết Ăn uống ra sao để tránh mỡ máu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/an-uong-ra-sao-de-tranh-mo-mau.html/feed 0
Thuốc lá phá hủy mạch vành như thế nào? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/thuoc-la-pha-huy-mach-vanh-nhu-the-nao.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/thuoc-la-pha-huy-mach-vanh-nhu-the-nao.html#respond Mon, 27 Jun 2022 03:44:13 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4623 Bệnh mạch vành chiếm đa số trong các bệnh lý tim mạch và đang có tỉ lệ gia tăng tại Việt Nam. Theo tổ chức y tế Thế giới WHO thì khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch trong đó có bệnh mạch vành […]

Bài viết Thuốc lá phá hủy mạch vành như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Bệnh mạch vành chiếm đa số trong các bệnh lý tim mạch và đang có tỉ lệ gia tăng tại Việt Nam. Theo tổ chức y tế Thế giới WHO thì khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch trong đó có bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu do hút thuốc lá

Tế bào cơ tim cũng như các tế bào chức năng khác trong cơ thể cần được cung cấp đầy đủ oxy từ máu để hoạt động. Máu được vận chuyển đến cơ tim thông qua hệ động mạch vành. Các nhánh của động mạch vành xuất phát từ động mạch chủ, chia thành hai nhánh lớn là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Các nhánh động mạch vành lớn lại chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn để đến nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim.

Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay tắc do những nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là do mảng xơ vữa mạch vành) dẫn đến mạch vành không thể đáp ứng nhu cầu oxy cho tế bào cơ tim. Thông thường, khi động mạch vành bị hẹp từ 50% đường kính lòng mạch, các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện.

Đau thắt ngực là biểu hiện cơ bản và quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh động mạch vành
Đau thắt ngực là biểu hiện cơ bản và quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực là biểu hiện cơ bản và quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh động mạch vành. Bệnh nhân bị đau thắt ngực có cảm giác như tim bị bóp chặt, thắt nghẹt, đè ép hoặc đôi khi chỉ cảm thấy có gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí thường bị đau là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Cơn đau có thể biểu hiện tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai và cánh tay bên trái, hiếm khi lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Thời gian diễn ra đau thường rất ngắn, chỉ khoảng 10 – 30 giây hoặc nếu lâu thì cỡ vài phút. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút thì nhiều khả năng bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.

Hút thuốc  là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành. Tuy nhiên, người tiếp xúc với môi trường khói thuốc hoặc hút thuốc thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành cũng tăng từ 20 – 30%. Với những người hút thuốc lá chủ động, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tăng khoảng 70%.

Căn nguyên chủ yếu dẫn đến bệnh mạch vành là do tình trạng xơ vữa động mạch. Một số tác nhân như cao huyết áp, hóa chất độc hại (như nicotine trong khói thuốc) và mỡ máu cao gây phá hủy mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, người có thói quen hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Khi phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, hút thuốc lá gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với hệ tim mạch, chưa kể đến những tác động cực kỳ xấu đến phổi và hệ hô hấp.

Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu do hút thuốc lá
Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu do hút thuốc lá

 

Hút thuốc lá gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Hút thuốc lá thường xuyên sẽ gây phá hủy mạch máu nặng nề. Những người có thói quen hút thuốc lá thường khởi phát cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, ở những người hút thuốc lá thì độ tuổi bắt đầu xuất hiện nhồi máu cơ tim sẽ đến sớm hơn, nguy cơ tái phát biến chứng do bệnh mạch vành trong một năm cũng cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

Nếu so sánh với những người không bao giờ hút thuốc thì những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc chứng co thắt mạch vành cao gấp 20 lần. Hơn nữa, thời gian bệnh nhân lên cơn co thắt mạch vành cũng kéo dài hơn và triệu chứng dễ xuất hiện so với người không hút thuốc. Tình trạng co thắt mạch vành thậm chí có thể xảy ra sau khi bệnh nhân chỉ hút một điếu thuốc.

Hút thuốc lá gây rối loạn nhịp tim và đột tử

Khói thuốc lá làm tăng tiết catecholamine, một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng tương tự như adrenaline, với nồng độ cao quá mức sẽ gây ra rối loạn nhịp tim, thậm chí ngoại tâm thu thất và rung thất, dẫn đến đột tử nếu không được xử trí kịp thời.

Hút thuốc lá gây phình động mạch chủ và bệnh cơ tim

Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ, cản trở con đường cung cấp máu từ tim đi đến các bộ phận của cơ thể. Động mạch chủ bị hẹp đi do mảng xơ vữa, tạo thành những chỗ phình to, đồng thời thành mạch trở nên yếu, dẫn đến động mạch chủ có thể bị vỡ, đe dọa đến tính mạng. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị phình mạch chủ cao gấp 8 lần so với người không hút thuốc.

Thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cơ tim, phổ biến nhất là suy tim, khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, hơi thở ngắn và gấp.

Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ

Hãy tầm soát mạch vành nếu đã hút thuốc lá

Dù chỉ hút thuốc lá với số lượng ít, chỉ hút 1 điếu thuốc sau mỗi bữa ăn cũng đã làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và khả năng tử vong do bệnh mạch vành. Do đó, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình, những người đã hút thuốc lá nên thực hiện tầm soát mạch vành để phát hiện kịp thời và điều trị từ sớm những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

 

Bài viết Thuốc lá phá hủy mạch vành như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/thuoc-la-pha-huy-mach-vanh-nhu-the-nao.html/feed 0
Mỡ máu cao và nguy cơ tai biến ​ https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/mo-mau-cao-va-nguy-co-tai-bien.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/mo-mau-cao-va-nguy-co-tai-bien.html#respond Sat, 25 Jun 2022 05:17:36 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4619 Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Nguy cơ tai biến khi tăng mỡ máu Thành phần […]

Bài viết Mỡ máu cao và nguy cơ tai biến ​ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.

Nguy cơ tai biến khi tăng mỡ máu

Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ tai biến mạch máu não
Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ tai biến mạch máu não

Thành phần mỡ máu gồm cholesterol, triglycerid. Tăng mỡ máu là tăng 1 hay cả 2 thành phần trên.

– Cholesterol phần lớn được tổng hợp ở gan, một phần từ thức ăn. Tăng cholesterol máu do tổng hợp quá mức ở gan trong một số bệnh di truyền, bệnh về rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường… Hoặc là do chế độ ăn nhiều cholesterol như mỡ động vật, lòng lợn gà, lòng đỏ trứng, bơ, thịt chó, bò, trâu, tôm. Ngoài ra còn liên quan tới thừa cân, béo phì và lười vận động. Cholesterol xấu càng cao thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng tăng, làm giảm lưu thông máu, kích thích hình thành cục máu đông. Một nguy cơ khác là mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch: tắc mạch vành  gây nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch não gây đột quỵ thể nhồi máu. Thống kê cho thấy khoảng 93% người đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

– Triglycerid tăng hay gặp nhất là do nghiện rượu, thừa cân béo phì, do các rối loạn gen gây bệnh di truyền, do ít vận động, hoặc mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, hội chứng Cushing .. Triglycerid tăng sẽ tích lại ở gan, gây gan nhiễm mỡ. Mức độ nhiễm mỡ từ nhẹ đến nặng cuối cùng dẫn đến xơ gan (là tình trạng đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để) Nếu tăng quá cao triglycerid máu, có thể gây viêm tụy cấp tính.

– Nếu cả 2 chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch.

– Nếu người bệnh có chỉ số mỡ máu tăng cao cộng thêm một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch thì tỷ lệ gây tai biến đột quỵ gấp nhiều lần:

+ Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng sinh gốc tự do, thay đổi cấu trúc nội mạch mạch máu làm tiền đề cho các mỡ máu bám vào thành mạch.

+ Tăng huyết áp: Theo ước tính, mức tăng huyết áp tâm trương lên 5 mmHg trong thời gian kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng lên 34% và nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 21%.

+ Đái tháo đường: Đường huyết tăng cao làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành động mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu, tạo cơ hội thuận lợi cho các cục máu đông hình thành, có thể gây bít tắc mạch máu. Thêm vào đó, mảng xơ vữa cũng có thể mất ổn định, vỡ ra và di chuyển trong lòng mạch, làm ngưng trệ dòng máu gây ra đột quỵ nhồi máu não.

Dự phòng tăng mỡ máu

– Hạn chế ăn mỡ động vật và nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 lần cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả.

Dầu thực vật cung cấp chất béo có lợi và có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, góp phần đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol. 
Dầu thực vật cung cấp chất béo có lợi và có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, góp phần đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol.

– Không nên uống rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày, nhất là các loại rượu tự nấu, tự pha chế và rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Với người cao tuổi thì không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa ăn nên có trái cây để ăn như cam, bưởi, táo, nho…

– Tăng cường vận động cơ thể: Mỗi ngày nên đi bộ hoặc tập các môn thể thao phù hợp với sức khỏe từng người khoảng chừng 30 – 60 phút chia làm 2 – 3 lần, không nên chơi thể thao hoặc đi bộ liền một lúc 60 phút.

– Kiểm soát cân nặng.

– Nên đi khám bệnh và xét nghiệm mỡ máu định kỳ, khi có hiện tượng tăng mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không nên tự động mua thuốc để điều trị mỡ máu khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Bài viết Mỡ máu cao và nguy cơ tai biến ​ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/mo-mau-cao-va-nguy-co-tai-bien.html/feed 0
Vì sao người gầy vẫn bị nhiễm mỡ máu? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/vi-sao-nguoi-gay-van-bi-nhiem-mo-mau.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/vi-sao-nguoi-gay-van-bi-nhiem-mo-mau.html#respond Fri, 24 Jun 2022 02:51:31 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4615 Không ít người thường nghĩ chỉ có người thừa cân, béo phì mới bị thừa cholesterol nhưng điều này chưa hẳn đúng. Sau khi thăm khám sức khỏe, kiểm tra lượng cholesterol trong máu, một số người dù gầy bất ngờ khi nhận kết quả thừa cholesterol, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Nguyên nhân […]

Bài viết Vì sao người gầy vẫn bị nhiễm mỡ máu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Không ít người thường nghĩ chỉ có người thừa cân, béo phì mới bị thừa cholesterol nhưng điều này chưa hẳn đúng. Sau khi thăm khám sức khỏe, kiểm tra lượng cholesterol trong máu, một số người dù gầy bất ngờ khi nhận kết quả thừa cholesterol, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.

Nguyên nhân người gầy thừa cholesterol

 Tình trạng dư thừa cholesterol thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì, có thói quen tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn nhanh chế biến sẵn… làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Tình trạng lười vận động khiến cho năng lượng dư thừa trong thức ăn không được sử dụng, dần tích tụ thành các mô mỡ dự trữ, làm tăng triglyceride máu. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ và có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thừa cholesterol.

Tuy nhiên, thừa cholesterol vẫn có thể xảy ra ở cả người gầy. Điều này không hiếm gặp và tình trạng người gầy bị dư thừa cholesterol chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Cụ thể là nếu người gầy thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều cholesterol xấu, lười vận động, hút thuốc, lạm dụng rượu bia… sẽ làm tăng nguy cơ thừa cholesterol trong máu. Ngoài ra còn có một số nguy cơ khác như các bệnh lý của gan, rối loạn chuyển hóa, tuổi cao…

Hiện nay, ở Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol, 50% là phụ nữ ở độ tuổi 50-69. Trong số đó rất nhiều trường hợp cân nặng vượt hơn mức bình thường và có cả những người còn thiếu cân nặng so với chiều cao hiện có.

Ngoài yếu tố thừa cân thì đa số tình trạng dư thừa cholesterol thường không có biểu hiện rõ ràng. Vẻ bề ngoài, cân nặng dù trong mức bình thường nhưng vẫn chưa phản ánh đầy đủ trạng thái sức khỏe của cơ thể. Do đó, từ 20 tuổi trở lên, bạn nên quan tâm đến tình trạng thừa cholesterol, có thể xét nghiệm chỉ số cholesterol trong máu để nhận biết tình trạng này bởi thừa cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý không lây nhiễm như tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp…

Không chỉ người béo, người lớn tuổi mà cả nhóm người gầy, người trẻ cũng có nguy cơ thừa cholesterol
Không chỉ người béo, người lớn tuổi mà cả nhóm người gầy, người trẻ cũng có nguy cơ thừa cholesterol

Dinh dưỡng cho người gầy, béo thừa cholesterol

Ăn ít rau, tiêu thụ nhiều cholesterol từ thực phẩm khiến tăng cholesterol, gan bị nhiễm mỡ… khoảng 51,4% phụ nữ, 63,1% đàn ông Việt không ăn đủ rau hàng ngày. Với người thừa cân, chế độ ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn có thể loại bỏ cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, người gầy cũng nên ăn đủ lượng rau theo khuyến cáo 400 gram mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ, giảm tình trạng dư thừa cholesterol.

Người gầy cũng nên ăn đủ lượng rau
Người gầy cũng nên ăn đủ lượng rau

Dù người thừa cân, béo phì hay thiếu cân nặng vẫn nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm chứa quá nhiều cholesterol như thịt mỡ, phủ tạng động vật, thức ăn nhanh… Ngược lại, một số người thừa cân, béo phì thường có tâm lý kiêng tuyệt đối chất béo. Tuy nhiên, dù người béo hay gầy vẫn không nên bỏ hẳn chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày vì chất béo cung cấp các axit béo không bão hòa cần thiết (omega-3, omega-6) và giữ một số vai trò rất quan trọng khác nữa trong cơ thể. Thay vào đó, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng chất béo nên chọn những loại chất béo có lợi, chế biến đúng cách. Nhóm chất béo có lợi (chất béo không no) tốt cho sức khỏe có trong cá, một số loại dầu thực vật…

Chế độ ăn của Người Việt thường không thiếu nhóm chất béo bão hòa, nhất là những người thừa cân, vì chế độ ăn hàng ngày tiêu thụ nhiều thịt. Tỷ lệ chất béo động vật không nên vượt quá 60% tổng số chất béo của khẩu phần ăn vào. Chất béo động vật đến từ rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong khi đó, nhóm chất béo tốt (nhiều omega-6 và omega-3) đến từ mỡ cá và một số dầu thực vật vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong chế độ ăn.

Các loại dầu thực vật nên được ưu tiên gồm có các loại dầu có chứa omega-3, omega-6 và các hoạt chất sinh học như Gamma – Oryzanol và Phytosterol có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể.

Dầu thực vật cung cấp chất béo có lợi và có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, góp phần đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol. 
Dầu thực vật cung cấp chất béo có lợi và có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, góp phần đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol.

Ngoài nguồn cholesterol ngoại sinh đến từ thực phẩm, gan là cơ quan sản xuất ra cholesterol nội sinh cho cơ thể. Nếu chế độ ăn uống không lành mạnh, nhất là lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá… khiến chức năng gan bị ảnh hưởng. Nam giới nên bỏ hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.

Thường xuyên vận động còn giúp người gầy tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng để mau chóng đạt đến cân nặng đủ chuẩn.

Thường xuyên vận động giúp người gầy khỏe mạnh và giảm cholesterol
Thường xuyên vận động giúp người gầy khỏe mạnh và giảm cholesterol

Bài viết Vì sao người gầy vẫn bị nhiễm mỡ máu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/vi-sao-nguoi-gay-van-bi-nhiem-mo-mau.html/feed 0
Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/cach-khac-phuc-chung-suy-giam-tri-nho-o-nguoi-tre-tuoi.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/cach-khac-phuc-chung-suy-giam-tri-nho-o-nguoi-tre-tuoi.html#respond Thu, 23 Jun 2022 04:45:22 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4608 Các vấn đề về sức khỏe luôn không phân biệt tuổi tác. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau. Hiểu rõ về các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là cách hữu ích nhất để xây dựng biện […]

Bài viết Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Các vấn đề về sức khỏe luôn không phân biệt tuổi tác. Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ ở các mức độ khác nhau. Hiểu rõ về các nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ là cách hữu ích nhất để xây dựng biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức khỏe thần kinh, giúp phục hồi trí nhớ hiệu quả.

Tổng quan về chứng suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, dẫn đến ngưng trệ quá trình truyền thông tin và lưu giữ trí nhớ về não bộ. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như: chứng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức hay hội chứng suy giảm trí nhớ,… Nhưng chung quy lại, dù có được biết đến với cái tên nào đi chăng nữa thì hệ quả của nó vẫn là làm trí nhớ sa sút theo thời gian.

Người mắc chứng suy giảm trí nhớ luôn trong tình trạng lơ đãng
Người mắc chứng suy giảm trí nhớ luôn trong tình trạng lơ đãng

Nguyên nhân cơ bản

Thông thường, não bộ của nhóm người trẻ hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, do quá trình sinh hoạt không hợp lý cùng với chế độ ăn thiếu dinh dưỡng và nhiều nguyên nhân khác đã gây nên một số tổn thương cho não bộ, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Cụ thể như sau:

Tác động của các gốc tự do có trong quá trình chuyển hóa

Một trong những yếu tố gây nên hội chứng này là tác động của các gốc tự do có trong lúc chuyển hóa của cơ thể. Các gốc tự do này ảnh hưởng trực tiếp lên những mô nào có chứa nhiều lipid (não là nơi sử hữu 60% lượng lipid có trong cơ thể).

Các gốc tự do tăng gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ
Các gốc tự do tăng gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ

Ở người trẻ thì hoạt động chuyển hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Đặc biệt là trong trường hợp bạn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích, hoặc thức ăn chứa nhiều năng lượng,…dễ sinh ra nhiều gốc tự do làm tế bào thần kinh dễ bị tổn thương. Từ đó, não bộ sẽ bị hư hỏng gây suy giảm trí nhớ.

Thường xuyên bị stress và trầm cảm 

Người trẻ tuổi thường trong trạng thái stress kéo dài do phải chịu nhiều áp lực từ các vấn đề trong cuộc sống như học tập, công việc, gia đình,… Việc này tác động trực tiếp đến sự nhận thức và trung tâm thần kinh làm bạn khó tập trung, dễ bị phân tán và tốc độ phản ứng cũng chậm hơn. Sau một thời gian mà không có cách khắc phục đúng đắn sẽ gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.

Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ vô cùng quan trọng. Khi chúng ta ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Lúc này, sóng não được tạo ra nhằm lưu trữ các thông tin trong quá trình ta ngủ sau đó chuyển đến vỏ não để lưu giữ lại ký ức. Việc thiếu ngủ làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não làm bạn mau quên.

Tình trạng mất ngủ kéo dài gây chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Tình trạng mất ngủ kéo dài gây chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Công việc quá tải

Khi bạn phải đảm nhận quá nhiều việc cùng một lúc, não bộ sẽ hoạt động quá tải gây nên chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Do đó, bạn chỉ nên tập trung làm từng việc một cách tuần tự, tránh trường hợp cùng một thời điểm phải giải quyết quá nhiều vấn đề.

Thiếu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp não khỏe hơn. Đôi khi, việc ăn uống thiếu chất sắt gây thiếu máu làm cho bạn dễ bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt,… từ đó dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp não khỏe hơn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp não khỏe hơn

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi ảnh hưởng ra sao?

Nhiều nghiên cứu về thần kinh cho ra kết quả ở độ tuổi từ 20 đến 25, tế bào thần kinh sẽ bắt đầu thoái hóa. Cụ thể có tới 3000 tế bào não bị chết đi mỗi ngày mà sẽ không sản sinh thêm. Bên cạnh đó, các gốc tự do bên trong cùng với những yếu tố bên ngoài gây tác động làm sự thoái hóa diễn ra nghiêm trọng hơn gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày của bạn.

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt thường ngày của bạn

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt thường ngày của bạn

Ảnh hưởng đến công việc

Những ai mắc chứng suy giảm trí nhớ thường sẽ luôn trong trạng thái thiếu tập trung, lơ đãng khi học tập hoặc làm việc. Khi trí nhớ bị suy giảm kéo theo việc nhận thức và tư duy giải quyết vấn đề sa sút theo. Vì vậy, người bệnh hay phản ứng với mọi thứ xung quanh một cách chậm chạp dẫn đến khả năng đáp ứng các công việc hay bài học không còn được như trước.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi gây nên nhiều bất tiện trong các sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bạn có thể nhận thấy rõ nhất qua các việc đơn giản ,ví dụ như: quên khóa cửa khi ra ngoài, đi chợ quên mang theo ví,… Sau một thời gian, dẫn đến tâm trạng và hành vi của bệnh nhân thay đổi thất thường, dễ cáu gắt hơn trước làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

Chứng hay quên kéo dài ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh

Chứng hay quên kéo dài ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bạn không khắc phục chứng giảm trí nhớ này kịp thời thì bệnh tình sẽ dễ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm sau đó. Lúc này, não bộ sẽ dần mất đi quyền điều khiển các cơ quan, làm sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí là không phục hồi được. Cụ thể, bạn có thể sẽ phải gặp một trong các trường hợp sau: teo não, chết tế bào não, tổn thương chất trắng hoặc tổn thương mạch máu não,…

Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Bạn nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt để khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi và ngăn ngừa tình hình bệnh diễn biến nặng hơn. Hơn hết, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách áp dụng những việc sau đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường dinh dưỡng và oxy cung cấp cho não bộ, giúp thúc đẩy hệ hô hấp và tuần hoàn.

  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.

  • Thiền hoặc tập yoga để cải thiện tâm trạng và giúp máu lưu thông lên nuôi não bộ.

Luyện tập yoga hàng ngày để cải thiện tâm trạng và giúp máu nuôi não

Luyện tập yoga hàng ngày để cải thiện tâm trạng và giúp máu nuôi não

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho não bộ như: nấm, ngũ cốc, sữa (các thực phẩm giàu vitamin B), cá biển chứa nhiều omega-3 và axit béo, trứng gia cầm (chứa nhiều choline),…

  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate và các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…).

  • Dành ra từ 15 – 30 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi về rèn luyện trí nhớ.

Tóm lại, chế độ ăn uống không lành mạnh cùng với việc phải ở trong tình trạng stress một thời gian dài dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Chứng bệnh này gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ra chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một phương pháp điều trị hợp lý. 

Bài viết Cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/cach-khac-phuc-chung-suy-giam-tri-nho-o-nguoi-tre-tuoi.html/feed 0
Máu nhiễm mở ở người gầy, nguyên nhân, cách điều trị. https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/mau-nhiem-mo-o-nguoi-gay-nguyen-nhan-cach-dieu-tri.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/mau-nhiem-mo-o-nguoi-gay-nguyen-nhan-cach-dieu-tri.html#respond Wed, 22 Jun 2022 02:05:24 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4601 Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh xảy ra khi mỡ trong máu dư thừa quá nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người béo phì, người có chế độ dinh dưỡng quá mức. Thế nhưng máu nhiễm mỡ […]

Bài viết Máu nhiễm mở ở người gầy, nguyên nhân, cách điều trị. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh xảy ra khi mỡ trong máu dư thừa quá nhiều, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người béo phì, người có chế độ dinh dưỡng quá mức. Thế nhưng máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả những người gầy. Vậy máu nhiễm mỡ ở người gầy có đặc điểm thế nào? Mức độ nguy hiểm ra sao?

Máu nhiễm mỡ đặc trưng bởi yếu tố gì?

Mỡ máu đặc trưng bởi Cholesterol, hay còn gọi là lipid máu có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Cholesterol có thể được nạp vào cơ thể qua các thực phẩm hoặc do cơ thể tạo ra. Cholesterol có 2 loại là Cholesterol tốt (HDL) và Cholesterol xấu (LDL).

Người gầy cũng bị máu nhiễm mỡ
Người gầy cũng bị máu nhiễm mỡ

Cholesterol tốt ngăn ngừa sự tích tụ chất béo này trong thành động mạch, trong khi Cholesterol xấu thì ngược lại, làm tăng nguy cơ tích tụ và tắc nghẽn động mạch. Bệnh máu nhiễm mỡ được đánh giá qua Cholesterol toàn phần và tỉ lệ Cholesterol tốt/ Cholesterol xấu.

Chế độ ăn chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân hàng đầu gây tăng Cholesterol trong máu, dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ. Trước kia, căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những người độ tuổi 40 trở lên, tuy nhiên gần đây đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sống thiếu lành mạnh.

Việc ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, béo phì và lười vận động là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

 

Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp là nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ
Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp là nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy?

Thực tế hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, có hàm lượng cholesterol trong máu cao do ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thế nhưng người gầy cũng có thể mắc bệnh này song nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì bất kể người thừa cân béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì bất kể người thừa cân béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ

Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì bất kể người thừa cân béo phì hay người gầy cũng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Vậy tình trạng này xảy ra như thế nào? Sau khi ăn từ 2 – 3 giờ, mỡ trong thực phẩm được cơ thể hấp thu, chuyển hóa vào máu và đạt mức cao nhất sau 4 – 6 giờ. Sau khi ăn khoảng 9 giờ, nồng độ mỡ máu sẽ về mức bình thường.

Việc mỡ máu tăng nhiều hay ít, thời gian chuyển hóa nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào loại mỡ, hoạt động của nhu động ruột, mật bài tiết, men lipase của ruột và tụy, thời gian mỡ thoát khỏi dạ dày và lượng mỡ máu ban đầu. 

Thường khi mỡ trong máu đã tăng, việc ăn thêm mỡ không khiến lipid máu tăng quá cao do cơ chế tự điều chỉnh hàm lượng mỡ. Cơ chế này diễn ra như sau: Khi Lipid máu cao đạt đến ngưỡng nhất định sẽ kích thích ức chế hấp thu lipid ở ruột, hoạt hóa chức năng cố định mỡ của phổi, hệ lưới nội mô bị kích thích tăng tiết hormone và heparin. Nếu hoạt động của 1 bộ phận liên quan nào gặp vấn đề thì người bệnh bị rối loạn quá trình tự điều chỉnh lipid máu.

Hơn nữa, nhiều người gầy nhưng có lối sống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, lười vận động thì nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cũng cao hơn. Ngoài ra, một số người mắc rối loạn di truyền tăng cholesterol máu thì dù gầy hay béo cũng khiến mỡ trong máu cao.

Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Người bị máu nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nồng độ cholesterol trong máu cũng phụ thuộc vào độ tuổi, người càng lớn tuổi thì mỡ máu càng có xu hướng tăng cao. Vì thế Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người từ 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol và các nguy cơ bệnh lý khác sau mỗi  4 – 6 năm.

Chế độ dinh dưỡng cho người gầy bị máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy cần giúp giảm cholesterol máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Cụ thế trong chế độ ăn uống này, người bệnh nhân bổ sung các loại thực phẩm và dinh dưỡng sau:

Chất xơ

Người bệnh nên bổ sung cả 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan đều giúp cơ thể giảm cholesterol hiệu quả. Mặc dù cơ thể không chứa enzym tiêu hóa chất xơ nhưng khi đi vào ruột, chất xơ ngậm nước liên kết mang theo cholesterol dư thừa từ cơ thể ra ngoài.

Chất xơ hòa tan có trong đậu và yến mạch, chất xơ không hòa tan có trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người gầy bị máu nhiễm mỡ cần ăn từ 400 – 500g rau củ mỗi ngày.

Đậu nành

Bổ sung 25g protein đậu nành mỗi ngày giúp giảm quá trình sản xuất cholesterol ở gan, loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu. Bạn có thể bổ sung qua chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa chua đậu nành, hạt đậu nành, sữa đậu nành,…

Đậu nành giúp giảm cholesterol trong máu hiệu quả
Đậu nành giúp giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Omega-3

Omega-3 có nhiều trong cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi. Ngoài ra, các loại hạt, đậu nành, hạt lanh, cải dầu, quả óc chó cũng chứa nhiều loại acid béo này. Người gầy bị mỡ trong máu cao có nguy cơ lớn mắc bệnh tim mạch, omega-3 giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ biến chứng này.

Chất béo tốt

Thay vì mỡ động vật, dầu động vật, người bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng thay thế bằng các loại chất béo không bão hòa. Những chất béo này không làm tăng mức cholesterol trong máu, hơn nữa còn có khả năng cân bằng lipid máu. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như: Bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu ngô, các loại hạt,… 

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt

Ngoài chế độ ăn kiểm soát chất béo nạp vào, bệnh nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy cần lưu ý tập thể dục, tăng cường vận động giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu gây ra các bệnh lý tim mạch. Người bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, xét nghiệm máu 3 – 6 tháng/lần để được theo dõi lipid máu, tư vấn chế độ ăn uống và điều trị.

 

Bài viết Máu nhiễm mở ở người gầy, nguyên nhân, cách điều trị. đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/mau-nhiem-mo-o-nguoi-gay-nguyen-nhan-cach-dieu-tri.html/feed 0
Tại sao cholesterol tăng khi bị đái tháo đường? https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/tai-sao-cholesterol-tang-khi-bi-dai-thao-duong.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/tai-sao-cholesterol-tang-khi-bi-dai-thao-duong.html#respond Tue, 21 Jun 2022 03:57:10 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4597 Bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với tăng cholesterol máu, sự kết hợp này làm gia tăng đáng kể khả năng của một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Cholesterol là gì? Cholesterol là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc […]

Bài viết Tại sao cholesterol tăng khi bị đái tháo đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với tăng cholesterol máu, sự kết hợp này làm gia tăng đáng kể khả năng của một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật
Cholesterol là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật

Cholesterol là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cholesterol là thành phần quan trọng của lipid máu, có vai trò trong cấu tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất vitamin. Cholesterol trong cơ thể gồm 2 loại chính là cholesterol “tốt” và cholesterol “xấu”, ngoài ra một thành phần khác của lipid máu cũng rất quan trọng là triglyceride

Cholesterol tốt (HDL-C): chiếm khoảng 1⁄4 – 1⁄3 tổng số cholesterol trong máu, HDL-C được xem là cholesterol tốt bởi vì chúng vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời đưa cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch, giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch khác.

Cholesterol xấu (LDL-C): dẫn đến sự gia tăng chất béo ở động mạch, nếu hàm lượng LDL cao trong máu, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Triglycerides: là một chất béo trung tính trong máu, nếu có lượng triglyceride và LDL cao, nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não càng cao.

Khi lượng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride tăng cao sẽ gây lắng đọng ở thành mạch, lâu ngày trở thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị xơ cứng và thu hẹp dần. Sự tuần hoàn máu qua thành mạch bị cản trở và có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Đó là nguyên nhân chính gia tăng các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Mối liên kết giữa insulin và cholesterol

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hoá glucid gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụỵ. Đái tháo đường là bệnh mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh rối loạn nội tiết và là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới cùng với ung thư, tim mạch. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có đến 70-90% bệnh nhân tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin) có rối loạn mỡ máu.

Insulin là một hormon đóng vai trò trung tâm trong cơ thể, có tác dụng chuyển hóa cả đường và chất béo thành năng lượng. Vì vậy, khi có rối loạn nội tiết hay tác dụng của insulin, cả cholesterol và triglycerid cũng sẽ bị ảnh hưởng, không chỉ một mình glucose bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ cao của insulin trong máu có xu hướng ảnh hưởng đến số lượng các hạt cholesterol trong máu. Nồng độ insulin cao tác dụng làm tăng lượng cholesterol LDL, là “cholesterol xấu”, làm thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa bám trong lòng động mạch và giảm số lượng các hạt cholesterol HDL, là “cholesterol tốt”, giúp làm sạch các mảng xơ vữa, trước khi các mảng xơ vữa bị phá vỡ ra, làm tắc mạch gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng làm cho nồng độ triglycerid cao.

Tương tự như vậy, cholesterol cao cũng có thể là một yếu tố dự báo của bệnh đái tháo đường. Nồng độ cholesterol cao thường thấy ở những người có sự đề kháng insulin, kháng insulin xuất hiện ngay cả trước khi bệnh đái tháo đường biểu hiện một cách đầy đủ các triệu chứng. Khi nồng độ LDL bắt đầu tăng lên, thì cũng là lúc bạn nên chú ý để kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu và bắt đầu một chế độ ăn uống và tập thể dục để giúp ngăn chặn bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường.

Chính mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 yếu tố nguy cơ đái tháo đường và tăng cholesterol máu làm tăng mức cảnh báo cho dự phòng, điều trị và tiên lượng bệnh, có nghĩa là nếu bị bệnh đái tháo đường, phải cực kỳ thận trọng về việc kiểm soát cholesterol máu.

Đối với những người bị bệnh đái tháo đường type 1, kiểm soát lượng đường trong máu tốt có liên quan đến nồng độ cholesterol máu gần như bình thường, tương tự như nồng độ cholesterol máu ở những người không bị đái tháo đường. Nhưng những người bị bệnh đái tháo đường type 1 không kiểm soát tốt đường máu, quan sát thấy tăng nồng độ triglycerid và nồng độ HDL thấp, góp phần vào sự phát triển của tình trạng tắc nghẽn động mạch.

Những người bị bệnh đái tháo đường type 2 có xu hướng tăng triglycerid, giảm HDL và đôi khi tăng LDL. Các rối loạn lipid máu này có thể tồn tại ngay cả khi mức đường trong máu được kiểm soát – chỉ ra một khả năng cao hơn phát triển các mảng xơ vữa. Trong thực tế, mảng bám hình thành trong lòng động mạch của bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường có nhiều chất béo và ít chất xơ hơn so với ở những người bị bệnh đái tháo đường type1, dẫn đến nguy cơ cao hơn của một bong tách mảng bám làm nghẽn mạch, gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết tốt?

Đối với bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát tốt đường máu và mỡ máu được xem chìa khóa then chốt giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Bên cạnh tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sĩ, việc điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt cũng là nhân tố quan trọng giúp người bệnh ổn định đường huyết và giảm mỡ máu xấu.

Để kiểm soát hiệu quả đường huyết và mỡ máu, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến những khuyến cáo sau: Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo. Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn Nói không với thuốc lá, các chất kích thích. Duy trì việc sử dụng thuốc đúng liều, đủ liều. Khám, kiểm tra các chỉ số đường huyết, mỡ máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.       

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát đường huyết mỡ máu
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát đường huyết mỡ máu

Bài viết Tại sao cholesterol tăng khi bị đái tháo đường? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/benh-tuan-hoan/tai-sao-cholesterol-tang-khi-bi-dai-thao-duong.html/feed 0
Điều trị mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dieu-tri-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong.html https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dieu-tri-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong.html#respond Mon, 20 Jun 2022 02:19:14 +0000 https://pharmatree.vn/?p=4586 Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các bệnh lý chuyển hóa rất hay gặp hiện nay, bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rối loạn mỡ máu […]

Bài viết Điều trị mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các bệnh lý chuyển hóa rất hay gặp hiện nay, bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rối loạn mỡ máu ở người bị tiểu đường lại càng nguy hiểm đối với bệnh nhân, làm gia tăng đáng kể các nguy cơ về bệnh lý tim mạch.

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng Cholesterol, Triglycerid huyết tương hoặc cả hai. Rối loạn Cholesterol bao gồm tình trạng tăng Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ( sau đây gọi là LDL-C) hoặc tình trạng giảm lipoprotein trọng lượng phân tử cao ( HDL-C) hoặc cả hai.

Tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc kém dung nạp insulin gây nên, bệnh có thể kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid, tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Đặc điểm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có tỉ lệ rối loạn mỡ máu cao, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2, theo ghi nhận có khoảng 30 đến 60% bệnh nhân bị tiểu đường type 2 bị rối loạn mỡ máu. Các yếu tố làm cho bệnh nhân tiểu đường hay bị rối loạn mỡ máu gồm:

  • Tình trạng tăng đường máu mãn tính kiểm soát không tốt
  • Tình trạng đề kháng insulin, ảnh hưởng của insulin lên chuyển hóa việc sản xuất, chuyển hóa các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid như: các loại apoprotein, enzym lipoprotein lipase, enzym cholesteryl ester transfer protein.
  • Giảm tác dụng của insulin lên chuyển hóa mỡ ở các tế bào mỡ và tế bào cơ.
  • Các rối loạn chuyển hóa mỡ ở các nhóm bệnh nhân tiểu đường có đôi chút khác biệt
  • Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 thường bị tăng Triglycerid và ít gặp giảm HDL-C hơn, việc kiểm soát tốt đường máu ở nhóm bệnh nhân này cũng giúp kiểm soát khá tốt các rối loạn mỡ máu.
  • Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-C,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C, ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-C trở nên nhỏ hơn về kích thước, điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa. Các rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2 khó kiểm soát hơn ngay cả khi kiểm soát tốt glucose máu.
  • Rối loạn mỡ máu và tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch
  • Bản thân rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não., khoảng 1/3 số bệnh nhân bị bệnh lý động mạch vành có rối loạn lipid máu và khoảng hơn 2/3 số bệnh nhân tiểu đường chết vì các biến cố tim mạch, tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch gấp 2 đến 4 lần.
  • Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt là các rối loạn cholesterol có vai trò quan trọng trong xơ vữa động mạch.
  • Tiểu đường gây nên các biến chứng mạch máu, bao gồm biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Trong khi tình trạng đường máu cao chủ yếu gây nên tổn thương các mạch máu nhỏ thì tình trạng rối loạn lipid chủ yếu gây ra các tổn thương xơ vữa mạch máu lớn, sự kết hợp của tiểu đường và rối loạn mỡ máu làm gia tăng cả biến cố mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
  • Rối loạn mỡ máu ở cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 đều làm tăng đáng kể nguy cơ các bệnh lý tim mạch.
Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường do nhiều cơ chế khác nhau, có những đặc điểm sinh bệnh học riêng
Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường do nhiều cơ chế khác nhau, có những đặc điểm sinh bệnh học riêng

Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Điều trị rối loạn mỡ máu

  • Nguyên tắc điều trị rối loạn mỡ máu bao gồm
  • Điều trị theo nguyên nhân
  • Điều trị theo loại rối loạn mỡ máu

Đánh giá đầy đủ nguy cơ tim mạch để có mục tiêu điều trị phù hợp, phối hợp hợp lý giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc, phối hợp điều trị các bệnh lý đi kèm, theo dõi thường xuyên đáp ứng điều trị.

  • Điều trị không dùng thuốc: Bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá…
  • Điều trị dùng thuốc: Hiện có nhiều loại thuốc giúp điều trị các rối loạn mỡ máu, mỗi nhóm thuốc có cơ chế tác dụng, hiệu quả, chi phí điều trị khác nhau, cần lựa chọn loại thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, nhiều trường hợp cần phối hợp nhiều nhóm thuốc với nhau để đạt hiệu quả tối đa cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu đang dùng hiện nay gồm: Nhóm Statin, nhóm Fenobibrate, nhóm Ezetimibe, nhóm Niacin, nhóm ức chế PCSK9..

Các lưu ý khi điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Với những đặc điểm về mặt bệnh lý như nói ở trên, việc điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điều sau

  • Người vừa bị rối loạn mỡ máu và tiểu đường sẽ tăng đáng kể nguy cơ các bệnh lý tim mạch, do đó cần phân tầng nguy cơ một cách đầy đủ, chính xác để có mục tiêu điều trị phù hợp, mục tiêu điều trị hạ mỡ máu ở nhóm bệnh nhân này cũng khắt khe hơn so với người không bị tiểu đường
  • Các rối loạn mỡ máu ở người bị tiểu đường thường phức tạp hơn, phối hợp nhiều loại rối loạn như: Tăng triglycerid, giảm HDL-C, Tăng LDL-C, giảm kích thước LDL-C, do đó việc điều trị thường đòi hỏi phối hợp nhiều biện pháp bao gồm: Kiểm soát tốt đường máu, điều trị không dùng thuốc và thường là phải kết hợp nhiều nhóm thuốc điều trị rối loạn mỡ máu khác nhau
  • Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu và tiểu đườngsẽ phải điều trị tốt cả 2 bệnh lý, nên thường sẽ phải dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu và tiểu đường đều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.. do đó cần theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị, tránh các tương tác thuốc không đáng có.

Kiểm soát tốt mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng để phòng ngừa các biến cố tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường cần được chẩn đoán, kiểm soát, điều trị và theo dõi một cách hợp lý, tích cực để phòng các biến cố tim mạch một cách hiệu quả. Kết hợp khám sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu là việc nên làm để kiểm tra và bảo vệ sức khỏe của mình

 

 

Bài viết Điều trị mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Pharmatree.

]]>
https://pharmatree.vn/kien-thuc-y-duoc/dieu-tri-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong.html/feed 0